add this

Sunday, April 7, 2024


trà my, camellia

Trà My . Mi Tau
Tôn Thất Tuệ
Hôm qua có người chơi khó hỏi chữ "mi" trong câu: mi một trang báo người giỏi phải mất nửa ngày. Mi là gì. Tôi bỗng nhớ Nga My mấy năm trước chết một mình ở Bolsa mà người em ở San Diego cách 2 giờ xe không biết, đến năm ngày sau mới đem đi thiêu. Hồng nhan! Chị cả Trà My rồi đến Kiều My rồi đến Nga My. Kiều My học chung lớp với tôi. Nga My quen ở Graden Grove HK

1. - Mi là chữ của người Huế, mi tau. Con nớ là cái thứ: chửi cha mắng mẹ kêu chồng mi tau. Mi tau chỉ dùng cho hai người bạn thân. Nhiều nhà Tây học đã đồng hóa mi tau như tuy toa dê (tutoyer) của Pháp. Người Phu Lăng Xa toa moa (toi, moi) cả với cha mẹ, với Chúa, với God; hơn nữa dùng vous với cha mẹ còn sai vì cách biệt. Nhưng chớ dại dùng vào xã hội VN một cách máy móc như vậy. Không lẽ nói: God, mày hay quá, tau cảm ơn mày: Oh, Dieu tu es tout puissant, je te remercie bien. Học mà không tới, nguy hại như bài ... phục sâm tất tử.

2.- Mi trang báo thì ai có ở trong nghề ấn loát thì hiểu là sắp xếp lên khuôn, chỗ nào tin lớn, chỗ nào tin nhỏ. "Mi" là động từ xuất phát từ một danh từ của Tây. Mise sự đặt để theo động từ mettre. Cho đầy đủ là mise en page, tương đương page layout.

Chúng tôi đã nhờ thầy Võ Hương An mise en page tập thơ Huyễn Hoặc tử word thành pdf.

Còn chỗ tồn nghi khác. Saigon hay nói: cho tui mi một cấy, nghĩa là cho tui hôn một cấy. Tây đi hết rồi không biết hỏi ai. Phải chăng mettre un baiser; to put a kiss? để, đặt một cái hôn trên môi em?

Chữ mise của Pháp ở chỗ khác không biến qua tiếng Việt. Mise en scène: đạo diễn một cuốn phim hay dựng vở kịch. Nhà đạo diễn không phải là nhà mi, có thể ông đã mi mấy cô đào nhưng được gọi là metteur en scène.

3.- Từ tiếng Tây, mi ở trong khung ''đô rê mi fa sol la si...'' cứ rứa mà lên mà xuống, biến hóa vô lường.

4.- Toa moa (toi, moi) thì đã có từ lâu; hiện nay vài vị bát thập vẫn xưng hô như vậy. Nhưng dự phóng Việt ngữ sẽ có ''mi'' mới do tiếng Anh (I, me). Từ chỗ tên một đại học in trên áo thun đủ cho bạn gặp khó khẳn phải ở trần mà về để cái áo lại; từ đó đến ngày nay quán thịt chó, chỗ xem tướng bói bài cũng ăng lê bậy bạ.  Lời bình trên FB cờ tường viết nhiều chữ "him" (nó), win (thắng), canon (pháo) ... tất sẽ thấy hay d5ã có: mi, moi.

5.- Hết Tây lại qua Tàu. Thím Xẩm có chữ mi 眉 nhưng là lông mày trong lúc người mình lông mi khác với lông mày; lông mày phía trên con mắt, lông mi ở mí mắt. Thành ngữ Tàu: tu my nam tử dịch là đấng mày râu. Diện vô tu mi gọi là vô tướng. Tuân Tử : Diện vô tu mi (Phi tướng ). Lông mày quan trọng chừng nào không biết, chứ râu quan trọng lắm. Phải có cho các ngài vuốt: Vuốt râu ra a a a không sợ vợ; vuốt râu lại sợ ợ ợ vợ như xưa.

Thần lông mày trắng là thánh tổ của nghề mãi dâm. 白眉神 bạch mi thần.

6. Chữ Tàu kép khá thông dụng là họa my, chim hót rất hay. Theo Vdict.com, họa mi cũng là sơn ca. Nightingale --> sơn ca; họa mi --> nightingale.

7.  Huế muốn giữ những huyền thoại của một xứ hư ảo huyền bí. Trong đó có đường Hàng Me với hàng My. Về ngữ học, chúng tôi ức đoán bốn chữ my của bốn chị em không cùng một nghĩa, chỉ đồng âm theo tiếng Việt.

Tiếng Tàu nga mi râu con ngài nhỏ rộng và cong, có nghĩa là bộ lông mày kẻ rất đẹp làm cho phụ nữ đẹp thêm lên. Thật tình không biết chữ Hán tên quý cô nương viết thế nào.
Nhưng Trà My đã đi từ động vật đến thực vật, là một loài hoa. Sách báo tân thời về thực vật, trà my là hoa camellia. Từ điển Anh Hoa dịch thành sơn trà hoa 山茶花 và yêu cầu người đọc góp ý kiến hiệu đính chứ chưa đoan chắc. Tuy vậy từ điển Hán Việt Thiều Chửu đã nói rõ sơn trà hoa là hoa họ trà, 'theaceae'.

Camellia là tên kế tiếp của hoa trà (tea flower). Camellia hoàn toàn giống cây chè xanh của VN. Trà Tàu đúng là trà Tàu từ bên Tàu đưa qua Âu Châu, một sản phẩm rất quý. Theo huyền thuyết, có người Âu Châu trộm đem từ Tàu về cây trà trồng kiếm lời, nhưng cây trà nầy phát triển nhanh mà không có mùi vị gì. Thua me thì gỡ bài cào. Tuy không mùi vị gì, cây trà nầy có hoa rất đẹp, màu trắng, hồng, đỏ nên họ trồng thêm, làm marketing thành công. Khí hậu biển Địa Trung Hải làm cho loài hoa nầy phát triển nhanh màu thắm tươi hơn. Hoa trà trở thành dấu hiệu quý phái, nhà nhà ưa thích.

Các nhà thực vật bèn liệt các tính chất thực vật để cho vào danh bộ (catalogue) dưới tên Camellia, vinh doanh nhà thực vật danh tiếng Kamel, linh muc dòng Jesuite đã đưa vào danh muc cây cỏ, thú vật, khoáng sản của Phi Luật Tân khi ông làm nhà truyền giáo trên đảo quốc nầy.

Thế rồi một cuốn tiểu thuyết xuất hiện 1848 ''La Dame aux Camellias'' của Alexandre Dumas fils. Câu chuyện về một cô gái lầu xanh phục vụ giới thượng lưu. Cô luôn mặc áo có hoa camellias. Lúc cô mặc áo có hoa đỏ là lúc trời hành cơn lụt đỏ mỗi tháng, xin đừng ai đến má mắc lửa nạn. Khi nàng mặc áo camellia trắng là lúc nàng vui như ong bay bướm bay. Xin mời, xin mời nhập thất, tu dưỡng.

Xã hội quý tộc đạo đức giả đem nhổ hết vất bỏ những bụi camellia mơn mởn thắm tươi. Vì thấy hoa là thấy con Đắc Kỷ ấy??!!!

Nửa thế kỷ sau, Hoa Kỳ mới trồng lại, lai tạo nhiều giống hoa và đưa qua Âu Châu .

Cuốn tiểu thuyết có dịch ra tiếng Việt thành Trà Hoa Nữ.





No comments:

Post a Comment