add this

Friday, May 6, 2016

di lụy của ý tưởng


Newtons Third Law of Motion Animation Law Newton 39 s Third Law
          newton ngồi gốc cây táo
ideas have consequences
di lụy của ý tưởng

manas journal 1950, ttt dịch

Khi công thức hóa các định luật về di động, Isaac Newton không thể có ý nghĩ rằng hai hoặc ba thế hệ sau, các thức giả thuyết giảng rằng ông đã chứng minh thế giới là một bộ máy. Trái lại, Newton đã dày công nói rõ trong cuốn sách về quang học rằng nguyên do tiên khởi của các hiện tượng vật lý chắc chắn không mang tính chất máy móc; ông đã cẩn thận tránh né mọi cố công giải thích nguyên do của trọng lực, điều với ông là không thể phát giác. Ông nói: “hệ thống đẹp đẽ nhất của chúng ta gồm mặt trời, các vệ tinh, các sao chổi chỉ có thể hình thành từ ý nguyện và sự thống lãnh của một Đấng thông minh và có quyền lực”. Newton đã không thể ở yên trong tay của hậu thế.

Cách nay (1950) một thế kỷ, E.A. Burtt đã phóng bút:  thế giới bên ngoài thực sự quan trọng là một thế giới cứng lạnh, không màu sắc, câm nín và chết khô; một thế giới của định lượng, một thế giới của những di động có thể biểu thị và đong đo bằng toán học trong một sự đều đặn máy móc. (Trong lúc ấy), thế giới của phẩm lượng – được người đời quan niệm ngay sau đó - chỉ là một hệ quả thứ yếu, hiếm hoi của một bộ máy vô cùng to lớn bao trùm mọi vật.
Giá như có thể thấy tương lai – dự đoán các sự quảng diễn về sau đối với học thuyết của mình – Newton đã, giống như Hume, dấu kỷ bản thảo trong hộc bàn; hay, như Diderot, giao tác phẩm cho một người bạn nhờ giữ kín bí mật.

Cũng giống vậy, Hegel đã phải hết sức thận trọng trong việc ngưỡng mộ và ca ngợi “chính quyền nhà nước”, giá như ông đã tiên đoán các chính quyền nhà nước thế kỷ 20 đã đạt những quyền uy gì và đã xử dụng quyền lực ra sao. Và Bellamy – kẻ quảng bá chủ trương xã hội ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất cứ người Mỹ nào – đã sáng tác cuốn Looking Backward đầy đủ hơn, nhiều hơn nội dung cuốn Nineteen-Eighty-Four của Orwell, giá như ông đã biết rõ cách thức mà quyền hành tập trung đã hủy diệt lý tưởng xã hội về tự do của con người. Đã một lần Bellamy viết cho một nhà báo như sau:  Giá như tôi đã nghĩ ra rằng chủ trương xã hội đã không bảo đảm tự do đầy đủ cho cá nhân, đã không tạo lập một môi trường trí thức thuận lợi cho các cuộc nghiên cứu khoa học và triết học, tôi đã sẽ là người đầu tiên chống đối nó.

Những diễn biến bên trên có thể đưa đến hai nhận xét. Thứ nhất, các sự phát giác hay canh tân trọng yếu, dù trong khoa học hay lãnh vực ý tưởng, đều mang lại những hậu quả vượt xa và rất xa khỏi nguyện vọng của người người nghiên cứu.
Thứ hai, chúng ta phải học cách phân biệt một bên là tiến bộ “đối xứng” áp dụng chung cho mọi người và một bên là các trào lưu mang tính cách tiến bộ; những trào lưu nầy nhằm sửa đổi các sự u mê rõ rệt và xóa bỏ các bất công xã hội rộng lớn.

Bước tiến của Newton giúp ta nắm vững vật chất và hiểu biết về các di động của nó nhưng không thêm một chút gì vào sự hiểu biết về con người, con người dùng kiến thức vật lý vừa nêu. Đường lối lý tưởng của Hegel là một hấp dẫn huyền nhiệm cho các quốc gia nhưng nó cần được cân bằng bởi một nhà tư tưởng, ví dụ McTaggart (chủ trương nhân bản). Chủ nghĩa xã hội của Âu Châu – và chủ nghĩa cọng sản ngày nay – cần biết giá trị của trách nhiệm cá nhân tìm gặp trong các áng văn đầy triết lý của Leon Tolstoy.

Dĩ nhiên chúng ta không thể điều chỉnh sự thể quá khứ nầy; tương lai vẫn chưa thành khuôn dạng; trong một mức độ nào đó, tương lai bao giờ cũng nằm trong tình trạng chưa thành khuôn dạng. Qua sự quán xét quá khứ, nhu cầu lớn nhất cho tương lai là một sự hiểu biết đầy đủ hơn về các thành tố của sự tiến bộ thực sự dành cho con người, tương phản với những ảo tưởng lộng hành thao túng bao thế kỷ nay.---

nguyên bản tiếng Anh:

1 comment:

  1. Hay! Tiếp tục hành trình tìm chân lý. Cuộc sống kế tiếp thuộc về tư tưởng(gọi là tinh thần cũng không sai).

    ReplyDelete