add this

Monday, November 27, 2017

bình minh cho Hoa Kỳ?




sứ mệnh của Donald Trump
Nicholas Barret, ttt dịch

Bạn có thể thấy sự khác biệt giữa bầu trời lúc hừng đông và khi gần tối, có thể chứ? Ráng đỏ của ngày tàn quá dễ nhận nên không thể lầm với bình minh đầy hứa hẹn. Một người tự tin tưởng đã chứng kiến một rạng đông rực rỡ là Steve Bannon, chiến lược gia số một của Bạch Ốc. Phần lớn sự lạc quan của ông bắt nguồn từ một cuốn sách ông đọc trong thời kỳ khủng hoảng tài chánh và đã chuyển thành một phim tài liệu hung hản, có tính cách bút chiến hay tranh đấu.

Steve Bannon
Cuốn The Fourth Turning (Lần rẻ hướng thứ tư) xb 1997 của William Strauss và Neil Howe mô tả lịch sử HK theo lối phân đoạn thành những chu kỳ thế hệ, mỗi chu kỳ kéo dài chừng 80 năm và hình thành như hệ quả của một cuộc khủng hoảng. Theo các tác giả, việc rẻ hướng xẩy ra bốn lần trong một chu kỳ, và mỗi chu kỳ chấm dứt khi các định chế quốc gia không phục vụ quyền lợi của bất cứ ai ngoài thành phần ưu đãi. Sau một cuộc xáo trộn mãnh liệt, một chu kỳ mới bắt đầu với sự nẩy sinh thế hệ kế tiếp. Chu kỳ thứ nhất do Strauss và Howe nêu ra chấm dứt với Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ, chu kỳ thứ hai với Nội Chiến 78 năm sau, chu kỳ thứ ba với Great Depression (suy thoái toàn diện) và thế chiến 2.

 Các tác giả lập luận rằng thế hệ sinh sau mỗi cuộc khủng hoảng đều gặp bốn lần rẻ lối làm nền móng cho cuộc khủng hoảng kế; bốn khúc ấy được hình dung: khúc đầu cao trào, khúc thứ hai mang dấu hiệu chuyển biến gây chú ý, khúc thứ ba là rã rời phân hóa và khúc cuối là khủng hoảng.Trong phim tài liệu Generation Zero, Bannon đã truy xét thế hệ hậu chiến (sau thế chiến 2: baby boomer). Là một người bảo thủ tiêu biểu, Bannon xem thập niên 1950 là giai đoạn cao trào, biểu lộ sự phồn thịnh và những giá trị gia đình dựa trên tinh thần Do Thái – Thiên Chúa Giáo. Lớp cựu trào của Thời Suy Thoái và thế chiến muốn chứng tỏ mình hữu dụng và sinh sôi nẩy nở, kiến tạo một sinh cảnh tốt đẹp hơn cho hậu sinh về tinh thần và vật chất. Strauss và Howe cho rằng thời đại tạm gọi là thời thơ ngây vô tội ấy đã chấm dứt với cuộc ám sát TT Kennedy ở Texas. Lúc ấy Bannon mới chín tuổi và nay ông cho đó là khởi điểm sa sút của xứ sở bảo thủ và Do Thái Thiên Chúa của ông. Sự đánh thức gây chú ý của giai đoạn tiếp là các phong trào phản văn hóa trong thập niên 1960 khi trẻ con sinh trong những năm 1950 lớn lên và chống lại các giai tầng lãnh đạo trụ cột và giáo hội. Liền sau đó là khúc quanh rời rã phân hóa khi chủ nghĩa cá nhân (bắt nguồn từ giai đoạn trước) đã chiếm đoạt cơ sở tinh thần luân lý của quốc gia để chuyển qua khúc quanh khủng hoảng.

Điều đáng chú ý và ngạc nhiên, Bannon đã định vị trí của chuyển biến nầy tại thập niên 1980 mà đảng Cộng Hòa tôn sùng là “bình minh của Mỹ”. Công khai chỉ trích chủ trương của Reagan là một điều húy kỵ không thể tha thứ, cho nên Bannon đã khéo léo và đã nói đủ điều muốn nói. Công trạng duy nhất của cuốn phim là chỉ trích guồng máy ngân hàng trong lúc đảng CH bảo vệ quyền của Wall Street hành động tự do không bị trừng phạt, hơn nữa lại kết tội người vay tiền đã đưa đến khủng hoảng trầm trọng về địa ốc. Nhưng Bannon chỉ tay thẳng vào giới cầm đầu trong nền kinh tế và tài chánh.

Cuốn The Fourth Turning xuất bản 1997 trong lúc còn ở giai đoạn thứ ba trong sự phân tích của tác giả. Đến phiên Bannon, ông đã nhận diện sự khởi đầu của thời kỳ khủng hoảng (thứ tư) là ngày 18 Sept 2008, chính phủ đã bơm cho Wall Street 105 tỷ để có tiền luân dụng. Mỗi kỳ khủng hoảng, theo hai tác giả Strauss và Howe, thường kéo dài chừng 20 năm; trong thời gian nầy, các định chế cũ sụp đổ, các định chế mới sinh ra. Người nào đứng đúng chỗ và đúng lúc sẽ có cơ hội tái tạo cơ cấu chính trị và xã hội để định ra chu kỳ 80 năm sắp tới.

The Republic Bước đi lên của Donald Trump có nhiều nét giống như trong lý thuyết về chu kỳ trong lịch sử. Một tác phẩm được xem như mở đường cho lý thuyết của Bannon là cuốn tám trong bộ sách nhan đề The Republic của Platon. Cuốn nầy ghi lại luận thuyết của Socrate nói rằng: độc đoán tàn bạo không thoát thai từ bất cứ chế độ nào khác hơn là dân chủ. Trình tự diễn biến nêu trong The Republic hẳn đã bi quan hơn lý thuyết của Strauss và Howe. Sách nói rằng các xã hội dân chủ, về tâm lý, không thể chấp nhận; mọi chế độ dân chủ và người sống trong đó đều nguy hại. Platon đã thám hiểm tìm tòi năm lối cai trị, sinh hóa liền nhau. Trước tiên các xã hội quý tộc chuyển qua hệ thống tưởng thưởng (timocracy: đất và quyền lực được chia cho nhà giàu để đáp công đóng góp). Nhưng rồi chế độ nầy chuyển hình thành chế độ lãnh chúa. Tiếp theo, sự cai trị ở các lãnh địa nầy cũng tan rả vì các sứ quân ham giàu quá độ mà bỏ quên mọi điều, chỉ có tiền và tiền; đó cũng là lúc người dân thường không tuân lệnh của giới cầm quyền. Platon viết: dân chủ khởi xuất khi người nghèo thắng, giết hại hay lưu đày kẻ địch và cho mọi người quyền bình đẳng và cơ hội tham chánh.

Bannon đã dùng giao lộ nầy làm hình ảnh cuộc bầu cử tổng thống 2016. Bannon đã xem triều đại Bush, triều đại Obama và triều đại Clinton là những lính canh, không hơn không kém, bảo vệ hệ thống ngân hàng nhiều sứ quân nhiều lãnh chúa, đã hút hết mạch sống chung và hút hết sức sống của người bình dân sống lệ thuộc vào đó. Đối với Bannon, cuộc bầu cử 2016 là bình minh thực sự của Hoa Kỳ.

Nhưng mà sao dân chủ cũng chết nghẻo? Platon giải thích là vì lòng tham quá độ. Nếu hệ thống lãnh chúa suy tàn vì lòng ham tiền quá mức thì lòng tham tự do quá mức đã đục khoét nền dân chủ và mở đường cho độc tài tàn bạo. Khi dân chúng đã hiểu rõ tự do và bình đẳng thì các quy chế nhằm bảo vệ nền dân chủ nay chệch hướng trở thành khó coi dưới con mắt của cử tri. Platon lưu ý: Một xã hội dân chủ trong nỗi khao khát tự do có thể vào tay các lãnh tụ xấu xa, họ bơm độc xã hội bằng lời nói tốt đẹp. Sau rốt, một kẻ mị dân sẽ nắm chính quyền nhờ vào lời hứa sẽ quét sạch rác rớm trong cơ quan điều hành dân chủ, tống khứ đám cầm đầu hủ bại ẩn núp bên dưới.

Ngày một thêm rõ ràng rằng những nhận thức về tự do và dân chủ thay đổi trong đường hướng thuận lợi cho quan điểm của Bannon và Platon. Cuộc nghiên cứu của tập san Journal of Democracy cho thấy rằng tại Úc, Tân Tây Lan, Hòa Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ, tỷ số người tin tưởng rằng sống trong xã hội dân chủ là điều nòng cốt đã tụt xuống nhanh thê thảm như máy bay chúi mũi xuống đất (cùng nhịp độ với sự phai mờ ký ức về thế chiến 2). Với thế hệ của ngàn năm mới thì con số thống kê còn ở dưới mức 50% tại sáu quốc gia vừa nêu. Lý thuyết bi quan của Platon về sự thay đổi chính thể đã đi quá xa. Tuy vậy, hiện tại, thật khó lòng phủ nhân rằng nhiều sự canh cải rộng lớn trong cấu trúc xã hội Mỹ hiện được xúc tiến.
Bản tiếng Anh:  Steve Bannon, heir to Plato


                                

tham lun ngn, ttt

Bài báo nầy xuất hiện trên phụ trang văn học của Times, Anh quốc ngày 17 Feb 2017 khi bầu đoàn thê tử của Trump chân ướt chân ráo bước vào White House. Steve Bannon đã rời phủ đầu rồng sau tám tháng làm việc, có người dự đoán ông rút vào hậu trường để giảm bớt những căng thẳng với những phe nhóm tin rằng Bannon độc tôn da trắng và quốc gia quá khích. Bannon chỉ tự nhận là một nhà kinh tế quốc gia (a nationalist economist) không muốn bỏ công ăn việc làm cho người ngoài xứ. Dù đi hay ở, Bannon đã ảnh hưởng Trump sâu rộng, nhất là trong vấn đề di dân nhập cư và chuyện đưa công việc làm trở về Mỹ.
tiểu thuyết xây dựng theo nguyên ý
nhập cư xóa hết văn minh địa phương
TheCampOfTheSaints.jpg
The Fourth Turning nhiều tính chất sử quan tuy ngắn trong ba trăm năm lịch sử HK. Strauss và Howe gần như theo phương pháp thống kê và hai ông tin tưởng lịch sử trở lại, họ nói rõ sẽ có một chu kỳ tiếp với độ dài 80 năm.  Căn cứ vào ba chu kỳ vừa qua để nói chu kỳ mới sẽ kéo dài như nhau là một sự gồng mình như ngân hàng căn cứ vào hoạt động tài chánh cũ mà cho vay hay không. Sự hưng thịnh suy vong theo chu kỳ hình như chỉ thấy rõ ở Mỹ. Vì vậy nhiều người rất lạc quan với lối sống Mỹ, cho rằng mọi sai trái sẽ được sửa chữa, dân chủ là chỗ có thể sửa những sai lầm. Nhìn qua xã hội CS, mỗi lần sửa sai có cả vạn triệu người chết hay khốn đốn như Trăm Hoa Đua Nở; sửa sai lũy thừa: sửa sai cái sửa sai cũ ….

Tám mươi năm với lịch sử thì xem như không có gì nhưng với con người thì đã là ba thế hệ. Nói chi cho xa, người Palestine bị đuổi ra khỏi quê hương vào trại tỵ nan ở tuổi mười một mười hai nay vẫn ở trong trại và có cháu nội ngoại tuổi ấy giữa lúc đất Palestine vẫn còn tiếp tục nổi sóng. Đi tù cải tạo mười năm về thì thấy con trai đã lớn đang đẩy xe thồ ở xa cảng Miền Tây, thời gian đâu nữa mà học hành.

ng hộ, phản đối Trump là chuyện mùi vị và màu sắc (gout et couleur) ví như tuyên bố thà có một Clinton bê bối ở Bạch Cung hơn là một người tầm thường (vulgar) như Trump ăn gà chiên KFC. Nhưng ai cũng hy vọng Trump sẽ không lấy tiền dân để bơm cho ngân hàng như Bannon tố cáo chính phủ tiền nhiệm và khuyên đảng CH đừng ngủ say trong hào quang Reaganics. Một đề tài tranh cử của Reagan là chấm dứt các cuộc phá sản của ngân hàng để chạy nợ của chính phủ; nhưng với hai chữ R (Ronald Reagan) vàng chói, loại ngân hàng “save and loan” đua nhau đóng cửa sau khi được mở ra khắp nơi như quán hủ tiếu Ba Tàu ở mỗi góc đường Saigon ChợLớn.

Bannon nói về các tệ trạng tài chánh, coi bộ tin được, vì chính me xừ là một nhà đầu tư ngành này, và phó chủ tịch ngân hàng lớn hàng đầu Golden Sach. Thế nào ông cũng biết rõ chuyện một người được thuê dụng vào thời khủng hoảng (gần cuối nhiệm kỳ Obama) để cứu vản tình thế tại cơ quan cho vay của chính phủ, ngoài lương bỗng to lớn, ông chỉ làm việc ba tháng, không muốn làm nữa và được đền bù thiệt hại (?) 4 triệu đô. Vị tổng thống da đen đầu tiên đã ưu ái cho một công ty năng lượng mặt trời ở California vay nửa tỷ để khai khánh kiệt ba tháng sau, trong lúc bạn vay tiền mua cái nhà ọp ẹp phải chứng minh khả năng trả nợ và ký nhận đã biết rằng không trả nợ là một tội liên bang (federal felony). Nhưng Mỹ khá “bình đẳng” (!!!) wellfare food stamp cho người thiếu cơm; corporatefare cấp tiền tỷ cho các đại công ty. Các ngân hàng làm các vụ chuyển ngân nầy thế nào Bannon cũng chộp thấy.

 Không trách gì có phong trào chiếm khu vực nhà băng ở New York. Chúng tôi, we the people, gồm 99%, bao nhiều tài nguyên trong tay 1% số còn lại, các tập đoàn thương mãi. Cuộc vận động nầy giống như du kích chiến, gây chú ý, đặt vấn đề (hệ thống nghiên cứu và kinh doanh đại chúng New Economic đã tiếp tay cơm nước cho người biểu tình, cựu TT Mỹ Jimmy Carter lên tiếng ủng hộ) nhưng du kích không thể giải quyết cuộc chiến mà phải cần chiến tranh quy ước, chiến tranh diện địa. Nói khác Occupy Wall Street cần được tiếp tục với những biện pháp cải cách của chính phủ liên bang.

Strauss và Howe nói rằng giữa cảnh loạn ly, kẻ nào đứng đúng chỗ, đúng lúc sẽ có cơ hội thay đổi tình thế, khai mở con đường mới. Cùng tất biến, biến tất thông?

Những ai chia sẽ lạc quan với Bannon và tin tưởng lập luận của Strauss và Howe cùng Platon, sẽ nói rằng kẻ đó là Donald Trump.

Khi Trump kha khá trong cuộc tranh chức ứng viên CH, loại khỏi vòng chiến những nhân vật cổ thụ như Jeff Bush, người ta mới để ý đến những lời tuyên bố của tỷ phú nầy, báo chí bắt đầu gọi ông ta là một populist (đứng về phía dân chúng, khích động tính nhạy bén của đám đông). Các bình luận gia bèn liên tưởng đến Noam Chomsky, nhà vật lý học, ngôn ngữ học, xã hội học của trường M.I.T. Chomsky theo đường lối cổ điển của đảng DC từ thời Franklin Roosevelt, chính phủ trung ương mạnh, chống độc quyền, chống sự lộng hành của các ngân hàng, phúc lợi cho giới bình dân và trung lưu. Khá lâu trước cuộc bầu cử kế nhiệm Obama, Chomsky đưa ra vài nhận định tổng quát về nước Mỹ. Theo ông, Clinton và nhóm cầm đầu đã không còn giữ đảng DC như xưa mà xả cảng để các ngân hàng lộng hành và ông thấy tuy DC trở lại cầm quyền, xã hội ngày một nghèo thêm với hơn 50% dân số không thể tự túc phải nhờ cậy chính phủ. Ông nói xa gần như muốn so sánh với nước Đức đưa đến một kẻ mỵ dân như Hitler khai thác sự bất mãn của quần chúng. Không hiểu để khen hay chê, người ta nêu Donald Trump là kẻ mỵ dân trong tiên tri của Chomsky. Nhận xét của Chomsky na ná giống như lập luận của Strauss và Howe cùng Platon.

Trump về nhì ở Iowa để thắng lớn liên tiếp ba tiểu bang New Hampshire, South Carolina và Nevada. Được hỏi vì sao, Chomsky nói: “ (vì) sự sợ hãi cùng với sự vỡ nát của xã hội. Dân chúng cảm thấy cô độc, không được che chở, nạn nhân của những thế lực uy vũ mà họ không hiểu được cũng như không ảnh hưởng được”. Ông so sánh bối cảnh chính trị đã giúp Trump thắng thế với thập niên 1930 khi HK ở trong cuộc Suy Thoái Toàn Diện (Great Depression), tuy có sự khác biệt: lúc ấy khổ hơn, nghèo hơn bây giờ gấp bội nhưng người ta có niềm hy vọng, đó là điều bây giờ không có.

Vậy thì cứ như nhận xét của Chomsky, lý đoán của Strauss + Howe, sử quan của Platon, Donald Trump đứng ở khúc quanh ngõ rẻ của thời đại, có cơ hội thay đổi cuộc cờ. Một vận hội mới, cứ thế mà đi, đã lên lưng cọp rồi. 

Bên phía trời Anh, người ta dòm qua khá kỹ vì lẽ HK đau đầu thì thế giới sổ mũi. Mà hai nước HK và Anh khó cắt lìa nhau vì lịch sử, vì văn hóa. Tờ báo danh tiếng chính yếu của đảo quốc nầy, The Times, còn cho đăng tải một bài ca ngợi CH Trump và DC Sander, là hai người nghĩ đến dữ kiện của Bộ Tài Chánh, không mật nhưng "rất mật" vì bị bỏ quên. Tài liệu nầy cho thấy con ma ám ảnh người dân trung bình ngày một nghèo thêm chiếm hơn nửa dân số. Trong một tương lai sát nách, những gia đình nầy sẽ không mua được một chiếc xe hơi.

Tôi chợt nhớ thi sĩ Hà Trung (Tôn Thất Khoát) 1984 có viết: bốn bánh xe cần hơn tự do. Ký giả Luttwak ít văn chương hơn nhưng nói chiếc xe như một thành phần dính liền vào "homo americus" (Mỹ nhân). Cả hai người nghèo, (một nghèo tiền, một nghèo kinh nghiệm lập hành pháp) nhìn vào những xưởng làm xe bỏ hoang ở Michigan với quyết tâm cho phục hồi.

Edward Luttwak lạc quan phóng mắt qua Đại Tây Dương đưa ra một viễn tượng: triều đại Trump sẽ kéo dài 16 năm, cha truyền con nối? Ivanka đang học nghề tại chỗ.--




Que sera sera song lyrics quote:





No comments:

Post a Comment