add this

Saturday, June 20, 2020

PG đến với Tây Phương



PG đến với Tây Phương
A BUDDHIST ANTHOLOGY
Manas Journal, May 11, 1983*** TTT dịch

Ít nhất trong hai thế kỷ vừa qua, các học giả Tây Phương – cùng những giới khác như là kẻ đi xâm chiến, hành chánh gia, doanh nhân, và giáo sĩ – đã xem xét hay nghiên cứu các tôn giáo Đông Phương, và dần dần biết thêm vấn đề nầy nhiều hơn trong mấy chục năm rồi. Ngày nay (1983), người Tây Phương có thể đọc những điều học giả Đông Phương nhận định về tôn giáo Tây Phương có suy nghĩ sâu sắc và nghiên cứu đầy đủ, không hời hợt.
Minh chứng điều nầy, chúng ta có thể dùng công trình của Sarvepalli Radhakrishman, người trong nhiều năm đứng đầu chi vụ tôn giáo và triết học Đông Phương của đại học Oxford, những bài viết về triết học Ấn Độ được nhiều người dùng làm tham khảo nghiên cứu. Khi Ấn độc lập ông làm đại sứ tại Nga rồi về nước làm phó tổng thống.

Trong một bài thuyết trình ở đại học McGill (xuất bản dưới nhan đề Đông và Tây, 1956) ông nói:
“Không một dân tộc nào, một nhóm người nào, được độc quyền phát triển nền văn minh nhân loại. Chúng ta phải công nhận và hoan nghênh những thành quả của mọi quốc gia để tiến đến tình huynh đệ phổ quát. Đặc biệt trong vấn đề tôn giáo, chúng ta phải tìm hiểu sâu rộng công trình của các hiền giả của các nước khác, của các thời đại khác nhau.
Hòa bình không phải đơn thuần là không có chiến tranh. Hòa bình là một cảm thức tương ái mạnh mẽ, là sự ghi nhận chân thành các ý nghĩa và giá trị của kẻ khác.
Chúng ta không những muốn có sự ngồi chung Đông Tây mà còn cần có sự gặp gỡ tinh thần của đôi bên và sự hòa nhịp thương mến.”

Khi những dòng nầy được viết ra ba mươi năm trước, thế giới chỉ có chút ít hòa bình. Ngày ngày báo chí đầy rẫy tin tức chiến tranh lớn, chiến tranh nhỏ, xung đột, đe dọa.
Tuy nhiên, ở một mức độ khác trong mối giao tiếp người và người, một sự gặp gỡ giữa các tư tưởng và hòa đồng tình thương đã bắt đầu, vào lúc (Tây phương) đang mất ảnh hưởng của các tôn giáo truyền thống của tiền nhân. Nói khác, đã có thời gian thuận lợi để làm tái sinh những suy tư về tôn giáo-triết lý.

The Buddha Eye:  An Anthology of the Kyoto School (Nanzan Studies in Religion and Culture)Sự đóng góp lớn lao cho việc thay đổi Tây Phương là Phật Giáo (Zen) ở Mỹ Châu và Âu Châu, đặc biệt ở Mỹ. Mức độ ảnh hưởng đã được lượng định bởi Thomas Merton, một giáo sĩ TCG La Mã ít hôm trước khi ông chết vì tai nạn. Ông nói: Zen và TCG là tương lai. Câu nầy được trích dẫn bởi Frederick Franck trong The Buddha Eye (NXB Crossroad, 1982).
Tuyển chọn và hiệu đính bởi Planck, tuyển tập nầy gồm các bài nghiên cứu của Nhật thuộc trường phái tư tưởng Kyoto, chủ xướng sự gặp gỡ Đông Tây vượt trên những dị biệt. Các triết gia xứ Phù Tang đã thông suốt văn chương triết lý Tây Phương và thường nêu các sự song hành giữa triết học Âu Châu và giáo lý PG.

Bàn về điều gọi là “ý nghĩa lịch sử” của PG, Nishtani Keiji đề cập sự khác biệt giữa các phong trào chính trị ý thức hệ và mục tiêu của PG. Ông nói:
“Dĩ nhiên, “chuyển hóa xã hội” không bao hàm rằng PG có một lý thuyết xã hội riêng cho chính mình hay đề xướng cách mạng xã hội, vì lẽ PG không phải là “một phong trào chính trị”. PG làm chuyển hóa sâu rộng nội tâm và giúp phát triển con người căn bản thăng hoa đến chỗ đẹp nhất như hoa nở chưa từng thấy. Nói gọn, PG tác động như một nguyên động lực trong xã hội bằng cách cống hiến những phương cách để con người tự chuyển hóa đến chỗ tốt đẹp. Như vậy, PG đã gây một ảnh hưởng sâu đậm, tuy bên ngoài trông như một ảnh hưởng gián tiếp”.

Trong lần phát biểu ý kiến tại New York năm 1949, học giả Hồ Thích, lúc ấy là đại sứ Trung Hoa Dân Quốc ở HK, nói rằng:
“một sự kiện lịch sử ai cũng biết là Ấn Độ đã xâm chiếm và thống trị nước Tàu về văn hóa hai mươi thế kỷ rồi mà không cần phải đưa một người lính qua biên giới. cuộc chinh phục nầy không do Ấn Độ áp đặt trên đầu lân quốc. Nhưng đó là hệ quả do phía người Tàu đã tình nguyện tìm tòi, tình nguyện học, tình nguyện hành hương và tình nguyện chấp nhận.
"Lời giải thích chính đáng là PG đã thỏa mãn những nhu cầu mà người Tàu lúc ấy cảm nhận rõ rệt là cấp thiết. Trung Hoa cổ đại chỉ có quan niệm đơn giản về sự đền bù từ hành vi thiện ác nhưng Ấn đã cho chúng tôi quan niệm về nghiệp, tức là quan niệm nhân quả xuyên qua sự hiện hữu quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Hồ Thích
Hu Shih 1960 color.jpgTrong việc nầy, chẳng có một quan niệm siêu hình trừu tượng nào: ai dùng bạo lực sẽ khổ đau vì bạo lực. Không có một người theo PG chân chính mà tham gia hay dấy lên chiến tranh. Gandhi chính là một Phật giáo đồ, ông đã tái tạo sự kính nễ dành cho Ấn Độ, làm hãnh diện những đứa con của tổ quốc Ấn.

Trở lại triết gia Nishitani Keiji nêu trên, ông nói thêm:
“Ngày nay người ta có khuynh hướng cho rằng chuyển hóa xã hội là một chuyện, chuyển hóa con người là chuyện khác; và phải chuyển hóa xã hội trước. Nhưng trong thực tế, hai việc nầy không thể tách rời một cách đơn giản như thế. Nhiều người tiến bộ ở Nhật quả quyết rằng cuộc khủng hoảng hiện nay từ bom nguyên tử là kết quả của chủ nghĩa tư bản tân thời, hay độc quyền tư bản đế quốc; những chủ trương ấy đã ngăng chận diễn biến tất nhiên của lịch sử. Theo các thành phần nầy, phương cách duy nhất để giải quyết khủng hoảng nầy là cách mạng xã hội. Khủng hoảng nầy không hoàn toàn một mình do chủ nghĩa tư bản; khư khư đòi cách mạng xã hội là tối thượng và không còn gì hơn, chính điều đó đã góp phần lớn tạo ra khó khăn hiện nay.
"Thủ tướng Nga Malenkov tuyên bố vũ khí hạch nhân sẽ tiêu diệt khối tư bản lẫn khối Xô Viết và nền văn minh nhân loại; sau đó ông bị mất chức. Tờ báo chính thức của đảng Pravda chỉ trích rằng lời tuyên bố ấy hoàn toàn sai lạc về ý thức hệ. Lập luận chính thức từ nay sẽ là: trong chiến tranh hạch nhân, chỉ có Tây Phương bị tiêu diệt, và Liên Sô sống còn”.

Đã nói đến mức đó thì còn chi là vấn đề chuyển hóa xã hội hầu giải quyết khủng hoảng nguyên tử. Điều đó cũng cho thấy rõ sự khác biệt giữa sự chuyển hóa chính trị và chuyển hóa con người. Nhưng khi hầu như không thể giải quyết những vấn đề quốc tế, các xung đột nói chung, tại sao chúng ta không đi bằng đầu múi dây kia là sự chuyển hóa con người.

Kannon, by Kano Hogai (1883) [Public Domain Image]Ngã là đề tài chính xuyên qua tuyển tập nầy và trở thành đề tài thiết yếu trong giai đoạn chuyển tiếp nầy. Ở Tây Phương, các điều tin tưởng cũ đã phai mờ hay biến mất; các quan niệm khoa học đang bị soát xét lại bởi chính các nhà khoa học. Không ai nắm được cái gì gọi là chắc nịch. Cho nên quan niệm sinh thành, diễn biến nội tâm gây nhiều chú ý ở Tây Phương.
Triết gia Abe Masao đã giảng một bài kệ đại thừa, tóm lược như sau.
Câu một và câu hai nói về niềm vui được sinh làm kiếp người sau bao đợt luân hồi. Câu ba và bốn tri ân về cơ duyên gặp giáo lý của Phật, ít ai được cơ hội nầy. Hai câu cuối nguyện rằng chừng nào còn làm kiếp người thì có thể và phải nuôi dưỡng Phật tính bẩm sinh bằng cách làm theo lời Phật dạy để ra khỏi luân hồi. Do đó, PG quán xét và bảo vệ tính cách tích cực của sự hiện sinh, của đời sống. Nói khác, PG có trọng tâm là con người.
Nhưng con người phải từ bỏ ngã chấp để đến mức hoàn vũ tức là đến chân ngã, đó là lúc giác ngộ để biết rằng vạn hữu đều vô thường. Sự cứu rỗi của PG không có gì khác hơn là sự thức tĩnh, là giác ngộ, nhờ bỏ ngã chấp mà thấy vũ trụ uyên nguyên, giải thoát khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi sự mê chấp vô lý; nhưng không lìa đời mà hành động một cách tích cực và sáng tạo trên thế giới và trong lòng nhân loại.-

Phụ họa của người dịch

See the source imageVirgil Georghiu, trong Giờ thứ 25 nói rằng khi Tây Phương sụp đổ, Tây Phương sẽ được cứu vớt bởi ánh sáng từ Đông Phương. Lập tức ông minh định Nga Sô không phải là Đông Phương vì Nga Sô cũng là sản phẩm của Tây Phương. Lý do phân định là vì ngôn ngữ thời ấy gọi Nga Sô là East là Đông, đối nghịch với Tây Phương là West. Nói theo Georghiu, nước Tàu theo CS cũng không được xếp là Đông Phương, tuy China trong lịch sử hầu như là cái dù che cho cái gọi Đông Phương. Thế mới khổ chơ. Nhà văn Võ Hương An vừa chuyển cho chúng tôi bài nói về truyền thống văn hóa Trung Hoa được duy trì và phát triển bởi Đài Loan.
Về ý kiến của Gheorghiu, trước đây khá lâu, 1919, Edmond Holmes đã nói điều gần giống trong cuốn The Creeds of Buddha, các tư tưởng lớn gặp nhau, không sao.

Ý kiến của Hồ Thích có phần hơi quá, nhưng ông là người Tàu nên không ai bắt bẻ. Các nhà dịch thuật Trung Hoa rất tài tình đã chuyển một ngôn ngữ nhiều tưởng tượng đa âm lê thê qua một ngôn ngữ độc âm, chính xác, cô đọng. Họ đã phải dùng những danh từ hiện có mang phần nào giông giống hao hao điều muốn nói trong kinh Phật rồi dần dần biến thành những thuật ngữ. Có một cuốn sách nhiều chi tiết, tôi quên nhan để và tác giả ỷ y vào internet thì tìm không ra để mua từ Amazon. Thiền của Tàu là Chan, là một dung hợp tuyệt vời giữa PG và Lão Giáo; từ Chan qua Zen của Nhật để đưa ra thế giới.

=================================================================

Annam, Vietnam 1931 - The daughter of Annamese royalty poses - © W. Robert Moore/National Geographic Society

Huế 1931 - cô Nguyễn Thị Cẩm Hà - (Mệ Bông) 
 ái nữ của bà Chúa Nhất tức Công chúa Mỹ Lương (chị vua Thành Thái)

======================================================


No comments:

Post a Comment