add this

Thursday, February 11, 2021

cành đào trong quái sử

ảnh của Võ Văn Dật (Võ Hương An)

 








cành đào trong quái sử

Tôn Tht Tu

Dạ,

Dạ cũng là đêm như Dạ Khê (Công Tằng Tôn Nữ), khe nước rỉ về đêm; cũng như dạ khúc, nocturn. Nhưng bây giờ VN đã vào đêm cuối năm; niên dạ (?) tiếp theo tuế mộ.

Dạ, nhánh đào của bác Dật có họ với rừng đào thượng du BV hơn là anh đào tiêu chuẩn thế giới biết qua Nhật Bổn loại Yoshino cherry blossom.

Có người lính biệt kích ôm một cành đào mãi từ Lai Châu đến Saigon để dâng tặng tổng thống Ngô Đình Diệm. Cả nước mừng vui, chia nhau bức hình Tổng Thống bên cạnh bình cổ có nhánh hoa đào rực rỡ, tươi nguyên.

Để biết công trình vĩ đại nầy, chúng ta nên thấy cái khó khăn của người biệt kich từ phía bắc vĩ tuyến 17.

Vào quán phở ở Hà Nội, anh biệt kích gọi tô thứ hai; tô phở chưa nấu xong, công an đã đến bắt vì có ai ăn đến tô thứ hai, vì không tiền, hoặc không dám ăn để khỏi bị báo cáo giàu có. Chỉ có bọn biệt kích xâm nhập từ miền Nam đem theo nhiều vàng.

Có ai mà dám chơi một cành đào to tổ bố. Có chứ nhưng dành cho cấp lãnh đạo thì đã có “bộ phận gia dịch” nâng niu bằng xe. Do đó, người lính biệt kích nầy phải đi theo đường rừng, xem thân mình không quan trọng bằng nhánh đào; chen qua bụi rách mặt, nhưng phải đưa cành đào qua lọt để đến Saigon, hay đúng hơn qua đến phía Nam Bến Hải.

Cái tài của anh là giữ cho cành đào tươi dù đi bộ xuyên qua rừng từ Lai Châu.

Đà Lạt, dốc Đa Quý xa xưa
  Trong truyện Tam Quốc, gia đình Lưu Bị gồm mấy người vợ và đứa con nhỏ bị địch đánh, các ái thê của chủ tướng chết, mặc dù Triệu Tử Long đã xung trận can thiệp. Tướng quân họ Triệu bỏ thằng bé vào túi trước ngực và cứu sống đem về cho Lưu Bị. Lưu Bị bèn ném A Đẩu xuống đất (có lẽ vào bụi cây rậm) mà nói:

- Thằng bé nầy khốn kiếp, vì mi mà một danh tướng của ta phải khổ cực, tả xung hữu đột, thập tử nhất sanh.

Ngô Chí Sĩ nhận cành đào liền ném xuống đất nói:

- Cành đào khốn kiếp vì mi mà chiến sĩ anh dũng của ta phải khổ từ Bắc đem vào Nam.

TT truyền lệnh đem đốt. Không rõ tên gì, một quân sư hiến kế, tức tốc cho chiếc DC3 đi Đà Lạt mật mua một cành đào đem về chưng để tỏ lòng thành và tri ơn Ngô Chí Sĩ lèo lái con thuyền quốc gia, không như Bảo Đại chỉ ôm ca ve mặc xí líp xú chen.

Có ai hỏi vì sao đường xa mà hoa tươi thì trả lời vì Tổng Thống có thiên mệnh. Quá lắm một tháng là tới nơi; vào lúc thịnh thời, bên Tàu hoa đào của triều đình tươi quanh năm. “Đào hoa y cựu tiếu đông phong”. Miền Nam đã đặt một đường dây, chính yếu qua các Xóm Đạo; những nơi nầy nhất quyết đưa cho được nhành đào kịp tết để tỏ ơn với TT mong TT sớm giải thoát miền Bắc.

Lại đến phiên ông Đỗ Mậu

Ông Mậu nói Phạm Hùng, chính ủy miền Nam, để tỏ tình thân thiện, đã trao cho ông Nhu một cành đào biếu bào huynh. Chuyện gặp mặt Phạm Hùng và Ngô Đình Nhu, theo tôi, là có thật tin từ phía tình báo Mỹ Saigon; và nay ông Cao Xuân Vỹ ởm ở, chỉ nói ông đã cùng cố vấn Ngô Đình Nhu đi săn ở vùng Phước Long Bình Long. Ai lại đi săn vào lúc dầu sôi lửa bỏng, bỏng thật như Thích Quảng Đức tự thiêu. Ai lại săn bắn vui chơi vùng bất an.

Hai tỉnh nầy là bản danh của BV chỉ huy trận đánh cuối cùng 1975; chúng tiếp giáp với hậu cứ quan trọng nhất, trên đất Cambodia, tái thiết và tăng cường sau khi bị tiêu diệt 1972 vì Nixon cho oanh tạc. Dẫu sao “hai con rồng nầy” từ lâu là nơi dụng võ của quân đội BV, là nơi an toàn cho các lãnh đạo cao cấp CS đến.

Hai anh em nhà Ngô đã chết ngày 01.11.1963 tức là ngày 16 tháng 09 năm Quý Mão. Ông Nhu muốn đi đêm với BV khi tin rằng Mỹ sẽ bỏ rơi gia đình ông qua vụ Phật Giáo đấu tranh; có nghĩa cuộc gặp gỡ Nhu Hùng, nếu có, xẩy ra vào mùa hè 1963.

Quý Mão là Tết cuối cùng ở Dinh Gia Long của ông Diệm nhằm ngày 25 tháng 01 năm 1963. Như vậy nói Phạm Hùng gởi cành đào cho ông Diệm mừng xuân là không đúng dịp, vã lại lúc ấy đào chưa nở.

Ông Mậu tự nhận là người biết quá nhiều (l’homme qui en savait trop) đưa cành đào ra để chứng minh ông Nhu thật sự đã tiếp xúc với BV, vào thế kẹt nhưng càng gây nhiều ác cảm từ phía đồng minh. Ông Mậu thường đi từ vài sự việc nhỏ có thật rồi xem như lý do nguyên ủy của các diễn tiến chính trị. Ông nói rằng ông Diệm đã tiếp Sihanouk mà không cười nên vua Miên quay lưng 180 độ và hướng về Bắc Việt. Hai ngày sau lần hội kiến nầy, Sihanouk đi Bắc Kinh và Hà Nội kết ước hợp thức hóa hành động âm ỉ của Hà Nội, di chuyển quân trên xứ Miên. Nhưng một hiệp ước quan trọng không thể thành hình bốc đồng trong vòng ba ngày.

Dạ thưa, cành đào của anh biệt kích và của Phạm Hùng thuộc quái sử.

Cành đào của Võ Hương An có thật nở trong góc vườn khiêm tốn, nhưng không khiêm tốn trong ý thiện muốn hiến dâng. Nhà em xin chuyển với ghi chú lai căn: “For the Sake of the Goodness”, chỉ vì cái thiện mà thôi.

Ngày 30 tết đi vào Tân Sửu

Xin xem thêm Sihanouk em chả em chả



đào rủ quanh hồ nhà

No comments:

Post a Comment