add this

Friday, October 8, 2021

Tết là gì?




Tết Songkhan Thái Lan

Tết là gì?

BS. Nguyn Hy Vng

Tết không phải do chữ Tiết của Tàu mà ra.

Tết là tên riêng [nom propre] gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền đông nam Á, còn tiết chỉ là một tên thường [nom commun] của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.

Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu nguời Tàu gọi ngày đó là 'duỳn tản [nguyên đán] hay là xin nển' [tân niên]. Vậy tại sao họ không gọi là Tết ? vì Tết không phải là tiếng của họ.

Giờ ta hãy trở lại với cái tên gọi là Tết.

Cách hợp lý để tìm cho ra nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Tết là đi tìm trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau ở miền nam Á châu, xem thử có ngôn ngữ nào cũng có cái tên là tết và cũng có cách phát âm, cách đọc, cách nói và cũng có nghĩa là ngày lễ ăn mừng đầu năm không, dù cho tiếng ấy không phải là tiếng Việt hay là tiếng Tàu.

Nếu không có thì đành vậy chứ sao! Vậy mà có đấy mà lại có rất nhiều và rất giống nhau gần y hệt, các bạn ơi !

Thật ra từ xưa, con người xưa ở miền rộng lớn Đông Nam Á biết đuợc là cứ đều đều mỗi năm thì mùa gió đổi chiều và đem lại mùa mưa khoảng tháng tư tháng năm, tùy theo từng vùng gió mùa, trước hết là từ bờ biển phía tây của lục địa Ấn Độ, rồi chuyển dần qua ngang vùng đất Ấn Độ rồi tiếp tục lan qua phía đông đến lần lượt các xứ Bangladesh, Assam, qua Miến điện, (Myanmar bây giờ) rồi thổi qua Thái Lan, Lào mà đến Việt Nam, rồi tiếp tục cùng lúc lên phía đông bắc là vùng Hoa Nam bên Tàu và xuống phía đông nam là 15. 000 hòn đảo của Indonesia.

Ấn Độ, lễ mừng mưa mới
Cách đây cả chục ngàn năm, con nguời ở vùng gió mùa mênh mộng ấy đã gọi tên là Tết cho hiện tuợng trời đất gặp nhau qua mùa gió này và họ ăn mừng lúc giao mùa đó bằng tên là Tết, vì ai mà chẳng biết là không có mùa mưa đến thì kể như không trồng trọt gì được, huống chi là là trồng lúa.

Đông Nam Á là vùng của gió mùa mưa, mùa của mấy chục triệu con trâu, của mấy trăm triệu con người sống với cây lúa, nơi mà những hạt lúa oriza sativa đã đựợc tìm ra từ 6000 năm trước [tài liệu của William Solzheim, đại học Hawai].

Gió mùa và mưa mùa là quyết định trọng yếu của đất trời cho con nguời ở Đông Nam Á. Khi mưa gió không thuận hoà thì hạn hán và đói kém sẽ bao trùm, cuồng phong và lụt lội sẽ tàn phá hàng trăm ngàn mẫu ruộng lúa và giết hại hàng ngàn người. Nông nghiệp và sự sống còn của hàng chục triệu nguời hoàn toàn tùy thuộc vào ân huệ vừa phải của mùa mưa đến hàng năm trên phần đất mênh mông này !

Gió mưa đầu mùa là hứa hẹn của năm mới, của một đời sống mới, được chờ đợi khoắc khoải và đón mừng hân hoan, và triền miên có mặt trong mọi lãnh vực tin tuởng, huyền thoại hay tâm linh, và thực tế của đời sống hàng ngày của nguời đi cày đi cấy, cũng gắn liền với bao nhiêu tin tưởng đó.

Trên những trống đồng từ ba ngàn năm trước, mấy con ếch, cóc nhái, ễnh ương ệnh oạng nằm chồng lên nhau, mỗi góc trống ba con, như một ám ảnh không ngừng về mùa mưa, về ruộng đồng ao hồ sông nuớc, về bất cứ mảnh đất nào mà cây lúa có thể mọc lên.

Biết bao nhiêu ca dao tục ngữ, bài vè nói về mùa mưa, về lúa gạo về ếch nhái và về ngày Tết trong tiếng Việt.

Nepal, lễ cấy lúa đầu mùa mưa
Ở xứ Nepal bên đông bắc Ấn Độ, ngày lễ đầu mùa mưa cũng gọi là Teetj ; trong mấy ngày đó, dân bản xứ ăn mừng, ca hát, nhảy múa, đánh đu, uống ruợu, tạt nuớc vào nhau để

chúc mừng

, chúc lành cho nhau, chúc Teetj. Chung quanh xứ Nepal như ở Sikkhim và Bhutan, dân ở đó cũng gọi ngày đầu mùa mưa là Tiitj.

Bên Miến điện và Thái Lan thì tha hồ xịt nuớc tạt nuớc nhau ướt mèm vào ngày đó.

Năm 1986 tôi qua học tiếng Mon bên Thái, gặp ngày lễ Song khràn, ngày tết âm lịch cổ truyền của dân Thái xưa, có nghĩa là giao mùa, trùng với mùa lễ Têj, vào 13 đến 15 april của năm dương lịch, bị một cô nguời Thái ở đền Nakhon Pathom lén bỏ một cục nước đá vào cổ áo sơmi của tôi nó lọt vào xuống lưng lạnh ngắt, cô ấy cười xin lỗi và nói là muốn chúc tết bất ngờ cho tôi theo kiểu tạt nuớc vào nhau của họ !

Người Lào Thái còn gọi ngày ấy là 'wan pi may', ngày năm mới.

Người dân Kampuchia thì gọi ngày đó là "thngày chul thnăm chmây", ngày vào năm mới [trong lịch cũ của họ thì họ gọi tháng giêng là khae Chêt, tháng tết].

Người Chàm thì gọi là bulan Chit, tháng tết.

Các dân tộc mạn ngược ngoài Bắc Việt, cũng như nhiều dân tộc miền núi ở Trung Việt vẫn có ăn mừng hội mùa mưa, hội ngày mùa còn lớn hon cả hội mùa xuân [theo tài liệu của Nguyễn văn Huyên ; "Les chants alternés des garcons et des filles en Annam, 1934 ".

Kể từ khi Tàu đô hộ Giao Chỉ cách đây 2000 năm, người Giao Chỉ không còn ăn tết vào tháng tư tháng năm của lịch Muờng xưa "lịch ngày lui tháng tới " đó nữa mà ăn Tết theo lịch Tàu, mà lịch Tàu hồi xưa thì cũng " bất thùng chi thình ", khi thì ngày đầu năm của Tàu rớt vào tháng chạp, khi thì nhằm vào tháng giêng của họ, và sau nhiều thay đổi, mới gọi là ngày "duỳn tán xin nển" của họ, chứ Tàu không gọi ngày đầu năm của họ là tiết nhật bao giờ.

Mưa lụt Bangladesh


Chỉ có vài ông Hán Việt "chợ chiều" khư khư cố mà tìm cho ra đuợc một cái âm huởng tàu cho tiếng Tết, nên cố tình guợng gạo mà ép cho nó là tiết , cũng như họ đã giải thích kiểu " tầm phào " là Giao Chỉ là ngón chân giao nhau, thật là nói tàm bậy !.

Lạc là chim lạc, ghe chài là ghe tải ! xem Lê ngọc Trụ [trời đất !].

Sau đây là những cognates, từ đồng nguyên, khắp Đông Nam Á, dính líu với TẾT.

** Alexandre de Rhodes: Tết Tết năm [sic], Tết ai, ăn Tết.

** Từ Điển Khai Trí Tiến Đức: không hề cho rằng Tết là tiết của Tàu.

** Nùng: Tết. niên Tết là năm Tết.

** Mường: Thết ăn Thết là ăn Tết

** Thái : Thêts Lễ mừng năm mới [New Year celebration].

Thêts khal là Mùa Tết, những ngày Tết.

Thêts Thày là Tết Thái [Thai New Year's celebration].

Thrếts là Tết [theo Từ Điển Francais-Thái của Pallegoix].

Thrếts Chìn là Tết Tàu / Chinese New Year [Chìn là Tàu].

Chêtr là Tết của Thái [fifth lunar month / mid April festival].

Tết / Đết là tên ông thần mưa [rain god, monsoon deity].

Trôts là lễ hội Thái từ xưa vào đầu mùa mưa, cuối April-May.

Trốts Farăng là Tết Hoa-Lang [Western New Year's Day].

** Zhuang: Xit / Sit là lễ Tết của 20 triệu người Zhuang bên Quảng Tây, nói tiếng Tai, tiếng Thái xưa !

'đuon sít' là tháng Tết [mois de festival célébrant la mousson].

** Chàm: Tít là lễ tháng năm của lịch xưa Chàm [tháng gió mùa bắt đầu thổi] băng Tít là ăn Tết. Chêt là Tết. bu-lăn chêt là tháng Tết [

Ktêh là lễ lớn nhất trong năm của người Chàm.

** Mon: Kteh là Ngày đầu năm của dân tộc Mon ở Myannar.o-Teh là lễ lội bùn đầu năm.

o-Tet id

k-Tât là nghi lễ đầu năm.

k-Tet id

** Khmer: Chêtr là Tết, lễ mừng tháng năm theo cổ lịch Khmer, là tháng gió mùa bắt đầu thổi ngược lại, tháng của mùa gió nồm ở Đông Nam Á. [tùy theo nơi, từ cuối tháng tư đến cuối tháng năm].

khae Chêtr là tháng Tết [khae là tháng] khoảng 13 tháng 4 dương lịch, khoảng 23 tháng ba âm lịch. Chêtr khal là thời gian có lễ Tết [khal là thời gian].

** India: Chêtr là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn Độ, tên của tháng giao mùa đem mưa đến. [mois du début de la mousson].

** Nepal: Teej là lễ đầu năm của dân xứ Nepal.

** Mustang: Tidj / Tidji là lễ đầu năm của xứ Mustang, bên cạnh xứ Nepal, đông bắc Ấn Độ.

** Munda: Teej là hội Gió Mùa, các nữ sinh ca hát những bài hát cổ Teej, để đánh dấu Gió Mùa trở lại và sự hứa hẹn thịnh vượng.[National Geographic magazine].

** Kinh Lễ Ký: Tế-Sạ ! [âm Hán Việt là Tế Chá]. Khổng Tử nói [trong kinh Lễ Ký]: " Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi tên cho ngày đó là "TẾ SẠ". ".

Khổng Tử không nghĩ rằng " tiết " là cái âm sinh ra Tết, nên ổng mới phiên âm khác đi là Tế-Sạ. Hơn nữa, xem trên, có cả chục ngôn ngữ và nền văn hóa khác với Tàu. Ăn mừng ngày đầu năm của họ mà vẫn mang những cái tên mà ý nghĩa, phát âm, cùng cách nói và cách đọc đều giống với cái âm, cái tên, cái tiếng Tết của dân Giao Chỉ và của dân Mường, nên ta phải " suy nghĩ lại " về cái hiểu lầm Tết là Tiết của các ông " Hán Việt " hơn mấy trăm năm qua.

Như vậy, tết là tên gọi ngày ăn mừng đầu mùa mưa và sau này trở thành ngày ăn mừng đầu năm âm lịch luôn của các dân Mường, Nùng, Thái, Zhuang, Chàm, Mon, Khmer, Vùng đông bắc Ấn độ, Nepal. Mustang, Munda.

Hỏi nhỏ bạn, bạn có còn cho rằng Tết là Tiết của Tàu mà ra không ? ./-

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

May xưa, mai sơ

Tôn Tht Tu

Một học giả Huế nghiên cứu những danh từ đặc thù Thừa Thiên nói rằng chữ "may xưa" phải do chữ Tàu mà ra. Đó là mai sơ, và định nghĩa là buổi sáng sớm. Ông được chúng tăng đề cao là học giả tài ba chưa từng có ở Đế Đô.

Tuy chỉ là gà què ăn quẩn cối xay, chúng tôi xin phạm thượng có ý kiến bất đồng.

Ngoại trừ những từ điển hiếm không ai có thể tra cứu, những từ điển online hiện nay về Hán Việt, không chỗ nào giải thích "mai" là buổi sáng.

TĐ Hán Việt Thiều Chửu ghi rõ "triêu" là buổi sáng

♦(Danh) Sớm, sáng mai. Như: chung triêu 終朝 từ sáng sớm đến lúc ăn cơm sáng xong, xuân triêu 春朝 buổi sáng mùa xuân. Triêu dương 朝陽. Mặt trời ban mai, mặt trời mới mọc. Tương tự: húc nhật 旭日. Tương phản: tịch dương 夕陽.

Chữ "triêu'' nổi tiếng bên Tàu qua câu thơ của Lý Bạch (Tương Tiến Tửu):

Quân bất kiến

Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai,

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi !

Hựu bất kiến

Cao đường minh kính bi bạch phát,

Triêu như thanh ti mộ thành tuyết. ** tóc buổi sáng còn xanh chiều đã trắng bạc.

Như vậy “mai sơ” không có trong Hán Việt. Về thời gian, sơ chỉ những ngày mồng, sơ tam sơ tứ, nguyệt mông lung. Sơ chỉ lúc thời gian mới có: hổn mang chi sơ Bàn Cổ thủy xuất vị phán âm dương; không thấy nói chi buổi mai. Hơn nữa, theo cách dùng thông thường, tĩnh từ Hán tự để trước như sơ mai nếu cần, sơ giao, sơ phát, sơ đồ.

Vì nhu cầu hướng Trung (sinocentric) các tác giả đã phải bày ra một chữ Hán để dựa vào cho hợp đạo lý ngôn ngữ vua tôi. Vì hướng trung mà rau tập tàn được khai sinh từ bụng mẹ "thập toàn"; nhưng may thập toàn có chữ.

Cho dù có chữ, "mai sơ" chưa nói lên cái hên xui, mua mau bán nhanh của các hoạt động thương mãi lớn nhỏ. Danh từ nầy chỉ nói đến thời gian.

Bàn về tiếng Việt nhất là phần nói thì phải chú ý đến nhu cầu nhịp điệu. Nhu cầu nầy đã sinh ra nhiều thành ngữ kỳ quái và vô lý nhưng hiểu được rất nhanh. Ví dụ trong mùa khô ráo nứt da, khi bạn hỏi 'mấy bữa nay nơi bác ở có mưa không?,  một trong những câu trả lời là: mấy bữa nay có mưa nắng gì đâu. Có quá nhiều nắng đi chứ, không có mưa. Người Việt thường thêm nhiều chữ tạm gọi là âm, vì thích nhịp điệu và vì tiếng mình độc âm không khéo thành cộc lốc. Ví dụ thời nay là "tiếng Anh tiếng u" của tôi nhiều lắm chỉ nói bằng tay. Với kinh nghiệm nầy, chúng ta có thể nghĩ rằng xưa kia các bà bán hàng nói: may sớm (cái may mua bán rất quan trọng) và thêm may sớm may sưa. Ngay cả chữ say thường thêm say sưa (sưa không nghĩa gì).

Tiếng Pháp không nhiều nhưng vẫn có những chữ vô nghĩa, có khi tương phản gọi là explétif. J'aime à chanter les mélodies d'opéra italien. 'À' thừa và nguy hại vì động từ aimer cần túc từ trực tiếp nhưng vì nhịp điệu mà thêm vô; do đó khi chuyển qua thể nghi vấn thì không dùng nó vì sai vận: aimez-vous chanter?

Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã rất nhiều lần lên tiếng chuyện hướng trung đã tạo ra biết bao sai lạc. Trong một bài rất dài ông đã chứng minh chữ Tết không có gì Tàu, học giả VN nhất quyết do chữ tiết mà ra. Nhà ngữ học Thừa Thiên nầy không sợ mất lòng: vài ông Hán Việt "chợ chiều" khư khư cố mà tìm cho ra đựợc một cái âm hửởng Tàu cho tiếng Tết, nên cố tình guợng gạo mà ép cho nó là tiết. Trường hợp "tết' không khác gì hai chữ "mai sơ", nhưng khá hơn, Tàu có chữ "tiết" mà không có "mai sơ".

Đó là lý do chúng tôi chép lại bài về chữ Tết của BS Nguyễn Hy Vọng.

==========================================================

nữ sinh Huế, bờ sông Bến Ngự 1969

======================

 


No comments:

Post a Comment