hình ảnh tiêu biểu Tây Phương |
Văn Minh Tây Phương
Civilisation occidentale
JePense.org 20 DÉCEMBRE 2021
Văn minh là một khung cảnh nhân sinh liên kết chặt chẻ, là một "đại xã hội" phát triển quanh một căn cước cá tính và những hiện tượng đặc biệt về tôn giáo, luân lý, khoa học và kỹ thuật.
Ngày nay làm chủ cả thế giới, văn minh tây phương (VMTP) cho thấy rõ rệt những nét đặc thù giải thích vì sao nó thành công và đang báo hiệu suy thoái hóa trong tương lai.
Tây Phương gồm các nước Âu Châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga, Úc, Tân Tây Lan tập họp thành một khối thuần nhất có văn hóa, tôn giáo và hệ thống kinh tế thống trị hành tinh nầy: có Thiên Chúa Giáo (chiếm đa số dân chúng trong 127 quốc gia trong số 202 nước trên thế giới), có hệ thống tư bản không ai địch nổi (gồm thương mãi quốc tế và trao đổi tiền tệ), có một văn hóa mang những giá trị tây phương, áp đặt nơi nơi, kể các quốc gia ngoài Tây Phương. Điều nầy liên quan đến các tiêu chuẩn, cách đếm số, cách đo thời gian, chữ viết, truyền thông và nhất là các lối sống.
Ngày nay làm chủ cả thế giới, văn minh tây phương (VMTP) cho thấy rõ rệt những nét đặc thù giải thích vì sao nó thành công và đang báo hiệu suy thoái hóa trong tương lai.
Tây Phương gồm các nước Âu Châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga, Úc, Tân Tây Lan tập họp thành một khối thuần nhất có văn hóa, tôn giáo và hệ thống kinh tế thống trị hành tinh nầy: có Thiên Chúa Giáo (chiếm đa số dân chúng trong 127 quốc gia trong số 202 nước trên thế giới), có hệ thống tư bản không ai địch nổi (gồm thương mãi quốc tế và trao đổi tiền tệ), có một văn hóa mang những giá trị tây phương, áp đặt nơi nơi, kể các quốc gia ngoài Tây Phương. Điều nầy liên quan đến các tiêu chuẩn, cách đếm số, cách đo thời gian, chữ viết, truyền thông và nhất là các lối sống.
Có thể biết thêm về VMTP bằng cách so sánh với các nền văn minh xưa như Tàu, thung lũng Ấn Hà, Ấn Độ, Arab và các xã hội cổ truyền Mỹ Châu, Á Châu và Phi Châu.
Văn minh Âu Châu thừa kế văn minh Lưỡng Hà Địa và Ai Cập; hai nơi nầy ảnh hưởng trược tiếp văn minh La Hy và dùng con đường nầy đến khắp nơi trên thế giới ngày nay. Cần kể luôn ảnh hưởng Do Thái, TCG và kể cả các dân tộc barbare (rợ). Các sắc dân rợ nầy, sau khi triệt hạ đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 5, đã thiết lập và bắt chước các khuôn thức hành chánh, tôn giáo và văn hóa La Mã, đồng thời áp đặt đường lối cướp phá, bắt làm nô lệ, thiết lập giáo địa, và vương lãnh.
VMTP có những tính chất đặc thù không khác các nền văn minh khác như đô thị hóa, canh nông, tập trung quyền hành và chuyên biệt hóa các sinh hoạt. Nhưng Tây Phương khác ở chỗ thực hiện quá mức và đưa ra một hệ thống giá trị đặc biệt.
Giá trị được đặt trước tiên là tự do. Nhưng không phải là tự do tập thể hay tự do nội tâm. Tự do theo nghĩa Tây Phương là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vật chất (matérialisme). Đó là quyền của mỗi cá nhân tìm kiếm tối đa lợi ích cho chính mình và nới rộng tối đa vùng ảnh hưởng và sở hữu. Lối suy nghĩ nầy đưa đến đấu tranh thường xuyên, cạnh tranh, làm chủ các kỹ thuật và các nguồn tài nguyên, thống trị và tích lũy.
Từ đó, xã hội tây phương trước tiên và trên hết là một xã hội chinh phục, một xã hội lưu chuyển, thay đổi, chạy nhanh, song song với việc làm chủ vật chất, thời gian và không gian. Trong chiều hướng đó, Tây Phương cho sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật một giá trị căn bản thiết yếu. Xã hội ấy chỉ nhắm đến tương lai và không quay đầu về quá khứ.
Hệ thống nầy hoàn toàn khác với hệ thống các xã hội cổ truyền sinh hoạt trên sự thường tồn, sự bền bỉ và tập tục. Trong cộng đồng nầy, thời gian như yên đọng hay nằm trong một sự trở lui trường kỳ, và các cá nhân ở nguyên trong vị trí được chỉ định.
Được sinh ra làm kẻ tiếm đoạt, người Tây Phương luôn tìm các không gian mới để chinh phục: đất, biển, tài nguyên thiên nhiên, thị trường và phương cách hành động. Cá nhân xem các cá nhân khác như tài nguyên, các vật thể cần chinh phục để khai thác, không bằng cách bắt làm nộ lệ nhưng bằng lương bỗng, bằng vật phẩm tiêu thụ hay bằng danh vọng.
Hệ thống nầy đưa đến nhiều hậu quả: Phân hóa cơ cấu xã hội. Trong hệ thống chủ trương cá nhân, những cộng đồng địa phương đã mất mọi sức lực, mọi chức năng. Trái lại, xã hội được tổ chức trên tầm mức rộng lớn xuyên qua các định chế tập trung, nền hành chánh thống nhất và các đại doanh nghiệp.
Vai trò của tiền bạc được đổi mới. Tiền bạc xoa dịu và điền thế sự mất tin tưởng giữa các cá nhân; vận dụng các khả năng sản xuất và tích lũy tài sản. Trong xã hội Tây Phương, tiền bạc tự nó là một cứu cánh, vượt quá phạm trù thuần túy thương mãi, để xâm nhập chính trị, thông tin, nghệ thuật và y tế công cộng.
Trong hệ thống tư bản, một số cá nhân có quyền năng lên trên các cá nhân khác, và giữ lâu dài những địa vị quan trọng. Giới có quyền năng luôn duy trì lợi ích riêng đưa đến bất bình đẳng, đẩy người khác ra khỏi xã hội và tạo nên các căng thẳng xã hội.
Những bất bình đẳng nầy tự đào sâu bên trong các quốc gia và giữa các quốc gia. Vùng Phía Nam * phải sản xuất các vật phẩm ít giá trị và gây ô nhiễm môi sinh.
Sự bất bình đẳng và chủ thuyết cá nhân đưa đến bạo động, nuôi dưỡng các tổ chức tội ác tạo loạn và nội chiến. Sự bất ổn nầy giải thích tại sao các xã hội Tây Phương phân hóa trầm trọng.
Chủ nghĩa đế quốc là hậu quả tất nhiên xây dựng trên các cuộc chiến thực dân, chiếm đoạt, thống trị, kỳ thị chủng tộc, diệt chủng.
Chủ nghĩa đế quốc là hậu quả tất nhiên xây dựng trên các cuộc chiến thực dân, chiếm đoạt, thống trị, kỳ thị chủng tộc, diệt chủng.
Mặc dù các đế quốc thực dân đã giải thể, ảnh hưởng của các quốc gia Tây Phương không thuyên giảm chút nào. Sự thống trị nay mang những hình thức khác ghép chung trong điều gọi là toàn cầu hóa (globalisation).
Dĩ nhiên trong lịch sử còn có các nền văn minh khác sống nhờ chinh phục nhưng không chủ định cai trị toàn thể thế giới. Đế quốc La Mã duy trì trật tự riêng (pax romana) trong phạm vi các nước đã xâm chiếm lúc đầu rồi ngừng. Lại có các đế quốc xưa rất hòa bình trong vùng Thung Lũng Ấn Hà, như văn minh Harapa.
Chủ nghĩa đế quốc ngày nay mang hình thức thống trị quân sự, kinh tế, tài chánh áp đặt trên các quốc gia chư hầu.
Tây phương biện giải ngôi vị trưởng thượng của ý thức hệ của mình bằng tự do, dân chủ và thịnh vượng. Các ý thức hệ khác đều được xem là nguy hiểm (cộng sản, vô chính phủ) hay không có giá trị (các hệ thống cổ truyền).
Sau cùng con người Tây Phương cư xử nơi nơi như đất của nhà mình, như đã chiếm đoạt cả hành tinh nầy. VMTP tự tạo một quan niệm hoàn vũ trong đó Tây Phương nắm giữ trung tâm sinh hoạt. Óc kiêu căng ấy không thấy ở các xứ ngoài Tây Phương.
Các xã hội TP thiết lập mối quan hệ duy lợi đối với ngoại cảnh thiên nhiên. Hằng ngày người TP sống xa thiên nhiên. Thiên nhiên được xem là một nguồn tài nguyên để tiêu thụ và phải khắc chế thiên nhiên để tránh những nguy hiểm thiên tạo. Vì vậy, mọi khoảng không gian thiên nhiên đều bị sửa đổi, núi đồi, sông ngòi, đồng ruộng...Tài nguyên thiên nhiên được khai thác với hiệu năng cao nhờ tự động hóa, cơ giới hóa, tiêu chuẩn hóa như khai thác dầu hỏa từ dưới đất.
Hậu quả là sung mãn dư dùng, phung phí và thiên nhiên bị hủy hoại.
Trong lúc ấy tại các xã hội cổ truyền, con người là một phần bộ không tách lìa thiên nhiên: con người do đất mẹ sinh ra, cho nên phải tôn kính trời đất, thiên nhiên. Vấn đề ô nhiễm không đặt ra.
Nét đặc thù dễ thấy nhất của TP là sự tiêu chuẩn hóa, nêu cao giá trị của sự hữu dụng và hiệu năng sản xuất. Áp dụng cho mọi ngành: sản xuất vật phẩm, kiến trúc, giao thông, canh nông và ngay cả các dịch vụ như thông tin, giải trí, du lịch, nghệ thuật, âm nhạc ...
Tiểu công nghệ và canh tác tự dụng biến mất. Tiêu chuẩn hóa đã đồng nhất hóa sản xuất và tiêu thụ, thị trường ngày một rộng hơn. Trong đường hướng nầy, những tân kỳ, những đặc điểm đã biến mất dành chỗ cho tính cách duy lý, máy móc, không kể đến thẩm mỹ.
Nét đặc thù dễ thấy nhất của TP là sự tiêu chuẩn hóa, nêu cao giá trị của sự hữu dụng và hiệu năng sản xuất. Áp dụng cho mọi ngành: sản xuất vật phẩm, kiến trúc, giao thông, canh nông và ngay cả các dịch vụ như thông tin, giải trí, du lịch, nghệ thuật, âm nhạc ...
Tiểu công nghệ và canh tác tự dụng biến mất. Tiêu chuẩn hóa đã đồng nhất hóa sản xuất và tiêu thụ, thị trường ngày một rộng hơn. Trong đường hướng nầy, những tân kỳ, những đặc điểm đã biến mất dành chỗ cho tính cách duy lý, máy móc, không kể đến thẩm mỹ.
1931 Pháp triển lãm người Phi Châu ăn thịt người |
Một nét đặc thù khác của VMTP là sự thái quá, thúc đẩy bởi tham vọng không bao giờ thỏa mãn. Người TP luôn bị đẩy quá mức độ tự nhiên của thiên nhiên.
Sự thái quá nầy được diễn tả bằng danh từ Hybris. Danh từ nầy tóm lược quan niệm triết lý xưa của Hy Lạp diễn tả sự cố công của con người vượt lên quá thân phận, các điều kiện sống tự nhiên. Hybris là tham muốn quyền năng thái quá và vô lý.
Xã hội TP được làm nổi bật bởi hệ thống đẳng cấp sít sao mà chỉ có các cuộc cách mạng dân chủ mới có thể soát hỏi ý nghĩa tồn tại.
Như đã nói trên, hệ thống giá trị TP đặt trên tự do, trách nhiệm, việc làm và kỹ năng, trong tin tưởng công sức cá nhân có thể giúp ích xã hội chung. Đồng thời, các giá trị ấy qui định trách nhiệm cá nhân đối với thân phận và điều kiện sống riêng và từ đó chấp nhận bất bình đẳng. Cá nhân có quyền chọn thiện hay ác, làm việc hay ở không. Các điểm nầy chính là những yếu tố làm khác biệt giữa VMTP và các nền văn minh to lớn khác trong lịch sử.
Xã hội TP được làm nổi bật bởi hệ thống đẳng cấp sít sao mà chỉ có các cuộc cách mạng dân chủ mới có thể soát hỏi ý nghĩa tồn tại.
Như đã nói trên, hệ thống giá trị TP đặt trên tự do, trách nhiệm, việc làm và kỹ năng, trong tin tưởng công sức cá nhân có thể giúp ích xã hội chung. Đồng thời, các giá trị ấy qui định trách nhiệm cá nhân đối với thân phận và điều kiện sống riêng và từ đó chấp nhận bất bình đẳng. Cá nhân có quyền chọn thiện hay ác, làm việc hay ở không. Các điểm nầy chính là những yếu tố làm khác biệt giữa VMTP và các nền văn minh to lớn khác trong lịch sử.
Những giá trị bình đẳng và tương ái có nhưng thuộc hàng thứ yếu. TP có vài cách sửa sai bất bình đẳng như tái phân lợi tức, bình đẳng trước pháp luật nhưng những biện pháp ấy chưa đủ để đưa tự do lên vị trí tối thượng.
nhà xưa hiện còn ở Huế |
Tôn giáo chrétien cũng dựa trên các nền móng của VMTP, những giá trị cổ điển như tự do, tính cách phổ quát, tổ quyền phụ hệ, trật tự và uy quyền, chứ không nhằm vào sự thăng hóa cá nhân. Những thông điệp nguyên khởi của Christianisme bị bỏ quên hay làm sai lạc, ví dụ hòa bình, huynh đệ và bác ái.
Từ đó không còn đời sống nội tâm. Hướng ngoại, chú tâm đến bề ngoài, tha thiết với vật chất, người TP không thể biết chính mình, không có phương thức tự thể hiện đời sống, đó là nguồn bất hạnh tinh thần lớn nhất. Hãy đem so với với các hệ thống văn hóa tôn giáo khác có chỗ đứng cho tâm lính. Triết lý ở Hy Lạp, luân thường với Khổng giáo; điều chế khổ đau trong PG và phương cách thể hiện cá nhân như Ấn giáo.
Không thể hiểu rõ văn minh hiện đại nếu tiên khởi không biết rằng văn minh ấy nhắm đến triệt hạ mọi hình thức mọi khía cạnh của sinh hoạt nội tâm.
Chủ trương cá nhân và duy lợi, VMTP mang một ý nguyện mạnh mẽ thống trị thế giới. Người TP hãnh diện đã làm chủ thời gian, không gian và vật thể. Tin tưởng vượt qua các giới hạn của thiên nhiên, người TP đã tạo ra những xã hội khai thác bóc lột và tiêu thụ không ngừng. Nhưng có điều chắc chắn họ không làm chủ chính mình.
Mù quán vì tham vọng, hăng say tranh đấu chống ngoại cảnh và chính mình, người TP đã quên mất bản chất tự nhiên, không biết mình là một phân bộ của một tổng thể nằm trong các định luật của vũ trụ phố quát.
Vì thái quá bất cập, Tây phương đã làm cho nhân tính và thiên nhiên bị ráo cạn, mất thú vị sống, mất ý nghĩa của cuộc sống.
Chạy nhanh, ồn ào, bạo động, ngày một bớt nhân tính, xã hội TP đã tạo nên sự khổ đau không nói ra được.
VMTP đang tiến dần đến hủy diệt; đã có quá nhiều dấu hiệu báo trước: hủy hoại tàn phá, tai ương, tương tranh chiến tranh, khủng hoãng khí hậu. Những giấc mơ kỹ thuật, làm chủ không gian ngoại tầng của những nhân vật tự cho là vĩ đại chỉ tạo thêm bế tắc, tới hướng nào, lui hướng nào không biết.
VMTP hiện đang gặp những đối lực từ bên trong. Những thách thức khí hậu và môi sinh buộc TP phải xét lại con đường đang đi và chấp nhận sự chuyển hóa triệt để, nếu không, sẽ biến mất như những nền văn minh trước đây.--
Tham luận ngắn của người dịch
Đây là một đề tài xa về triết lý Đông Tây; nhưng là vấn đề gần vì văn hóa triết lý có mặt mọi lúc. Ví dụ vì sao thương yêu thú vật là một vấn đề siêu hình.
Tác giả kê khai địa lý của Tây Phương như các bài địa lý khác; không kê khai các nước Đông Phương nhưng gián tiếp cho rằng TC thuộc Đông Phương khi nói đến Khổng Giáo là một trong những chi tiết tách biệt Đông Tây.
Gheorghiu trong cuốn Giờ Thứ 25 nói rằng khi Tây Phương tàn lụi bế tắc và hủy diệt, ánh sáng từ Đông Phương sẽ chiếu qua cứu sống. Cuốn tiểu thuyết xuất bản 1949 ở Pháp, trước đó khá lâu có vài cuốn sách về PG đã nói đúng như vậy.
Nhưng tác giả Lỗ Mã Ni nầy nói thêm rằng Đông Phương nầy không phải là cái phía Đông tức là Nga Sô, vì Nga Sô cũng chỉ là Tây Phương. Sau thế chiến thứ hai, một hai năm, chiến tranh lạnh đã bắt đầu gây chia rẻ giữa khối CS và các nước Âu Mỹ. Xưa nay các nước nầy đều thuộc Occident; khu vực nầy báo chí gọi là West, đối nghịch là East tức là Soviet Union. Gheorghiu cẩn thân phân biệt Orient với cái East CS.
Nói về triết lý và tinh thần Đông Phương, Trung Hoa và Ấn Độ hầu như mỗi nơi gánh lấy 50%; gồm mọi khía cạnh, nghệ thuật, tư tưởng và văn hóa. Tác giả Trà Thư cho rằng Á Châu đã được Hy Mã Lạp Sơn chia làm hai một bên là Ấn Độ rất individualist và Trung Hoa rất communist. Okakura Kakuzo viết từ 1906 chưa có cách mạng bôn chê vít 1917; hai danh tự ấy được hiểu đặc biệt. Indidualist bên Ấn Độ là hiểu biết và làm chủ chính mình thể hiện đời sống tâm linh; communist là chủ trương cộng đồng, huynh đệ, kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.
Với sự xuất hiện của Mao Trạch Đông và chủ nghĩa CS dù mang tính chất riêng của Tàu, Tàu không còn là một nước Đông Phương. Các thứ Mao gọi là cách mạng đã đào tận gốc rễ tính cách đông phương của Tàu mà thay thế bằng một chính sách phi nhân. Tính chất cộng đồng mà Kakuzo dùng tạo ra chữ communist không còn nữa; chỉ còn tập thể hóa của những kẻ vô hồn. TC cũng như Xô Viết không thuộc Đông Phương.
Tinh thần ĐP từ khu vực Trung Hoa hiện còn giữ tại Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bổn.
Hiện nay đảng CS Tàu đã ra lệnh các lý thuyết gia tìm một lý thuyết quốc tế làm căn bản triết lý cho sự bành trướng của TC khắp thế giới.
Người có nhiều ảnh hưởng nhất là Triệu Đinh Dương 趙汀陽 với tác phẩm Thiên Hạ Thể Hệ 天下體系 dựa trên quan niệm “thiên hạ” 天下. Danh tự nầy đã được dùng thường xuyên trong lịch sử TC để chỉ thế giới và thế sự. Triệu Đinh Dương cho rằng danh tự nầy đã nói đủ sự khác biệt giữa các truyền thống Tàu và Tây Phương. Thuyết thiên hạ sẽ làm triết lý cho trật tự quốc tế mới.Chúng tôi cầu mong các ông Tàu nầy đứng ra ngoài quan niệm thế nào là Đông Phương để cho ông Phật ông Lão ông Khổng bình yên.
No comments:
Post a Comment