add this

Monday, December 17, 2018

rau muống mắm nêm


Pronoms compléments grammaire française
--------------------------------------------------------------------------------
rau muống mắm nêm
tôn tht tu
Đã dốc rồi mà nhà hai thầy liên ranh còn ở trên cao, khỏi dấu đá cắt hạ xuống làm đường. Quên thưa đó là dốc Bến Ngự. Thầy Tường dạy tôi lớp ba, mới nghe biết con gái thầy kết nghĩa với người bà con ở đối diện; hỏi lai thì biết không đúng, chỉ lả cô Khuê Lệ cạnh nhà.  Thầy Cầm, mặc áo dài đen như cha của Lựu và chú em tên Nho; thầy Cầm dạy Pháp văn đệ thất chỉ mấy tháng cuối niên khóa, thay thầy chính nghỉ bệnh. Thằng bạn ngồi bên thì nhớ thầy ít mà nhớ con gái thầy nhiều hơn; chiều chiều Nga đứng trên cao cho gió lộng ướp hương tóc.

Hôm nọ thầy Cầm vô lớp như thường lệ, mở đầu thầy nói: Bữa ni thầy cho cả lớp ăn rau muống mắm nêm. Nghe rứa thì nhớ ngay trái ớt bẻ cái tróc.
Bài học của thầy đại khái thế nầy. Các con đừng ham câu dài. Cứ theo thầy chấm như mình chấm mắm nêm. Chấm chấm; ít bữa nữa mới quẹt, phết, virgule. Thầy nói cứ làm các câu ngắn gồm chủ từ động từ, túc từ hoặc thuộc từ  (sujet, verbe, complement ou attribute). Viết đủ thì chấm; chấm mắm nêm. Je vais à l’école. Il pleut. Les arbres frissonnent. Les feuilles tombent partout. Còn hơn viết các câu dài mà đâu chẳng ra đâu, không phân bổ rõ rệt cấy chi làm cấy chi. Mấy ông trạng bên tây không thể đá đít thầy khi thầy nói “ce est ce” (what is what) là một câu đầy đủ có thể đứng một mình. Thầy viết một dạng toán, là một phân số nhà lầu, trên dưới đầy căn số, lũy thừa trên chia dưới chia.

Thầy lấy ba chữ ấy làm gạch ngang lớn phân biệt trên dưới. Thêm phía trên “ce que mon père m’a dit” (what my father told me). Thêm phía dưới ce que je dois mémoriser (what I must memorize). Thêm nữa bằng những mệnh đề phụ đủ thứ như tả người người cha thế nào, mon père, un savant qui…. (my father a learned man who.. nhớ để làm gì mémoriser pour que (memorize in order that), thêm tĩnh từ, tán thán từ… Thêm mãi đầy trang cũng không sao miễn là như những mạch điện theo một sơ đồ thiết lập đúng cách. Ce est ce, và cả trang giấy đều là một câu, une phrase, a sentence.

Gần bảy năm sau tình cờ tôi gặp thầy. Tôi nhắc lại chuyện xưa, thầy nói thêm như sau: nếu không biết mạch điện phải chạy thế nào thì đừng nghĩ tới chuyện viết tiếng Pháp và những ngôn ngữ có cấu trúc gần giống. Chưa nói đến những hương vị đặc sắc, những uyển ngữ từng thứ tiếng, những tế phân hàm súc, chưa nói tới tham vọng như Phạm Duy Khiêm viết Légendes des Terres Sereines người Phú Lăng Xa phải điên đầu khoái cảm.
Légendes des terres sereines: Pham Duy Khiem
Giờ nầy, không biết tôi nhớ thầy hay nhớ con gái thầy, cô Nga hong tóc hương gió từ sông Bến Ngự đưa lên. Thằng bạn tôi nếu còn sống e nhớ tới Nga, biết đâu nó đã cỗm nàng đưa nàng về dinh.

Nhưng tôi nghĩ tới thầy từ ngày bị dính chân vào Facebook với vô số bài tiếng Anh như chửi vào mặt mình, tuy tôi vẫn còn ở mức độ chấm mắm nêm chưa biết phết quẹt ruốt hay chao.

Hôm trước tôi có viết nưa ngứa miệng không bằng FB, đồng thời ca tụng người đặt ra tên nầy: FB cho thấy cái “face” của mình, khoe giàu, khoe bằng cấp, khoe sắc….

Tôi đã thô lỗ nói với mình: quái nhỉ, những bậc thầy đầy tôn kính tôi quen trên internet như thầy Phương, thầy Bá, thầy Huân (Australia) …đã làm gì, sao mà để cho tình trạng Anh ngữ sa đọa đến thế nầy. Tôi xin lỗi và tự giải thích các thầy chỉ được dùng làm hương làm hoa cho có mà thôi. Xin lỗi các thầy. Có mấy trường hợp học trò của các thầy giỏi hết sức.

Người bạn tôi học Đà Lạt nay ở bên Tây kể chuyện người nhà mở lớp tiếng Anh tư để học viên vào ngành quản trị. Lớp chỉ được phép dạy những danh từ trong ngành nầy như input, production mà không có human right, freedom, democracy, emancipation… Người tổ chức thấy trong lớp có khuôn mặt quen quen; tìm hiểu thì biết vị nầy đã là một giáo sư anh văn dư biết chữ nào trong hay ngoài khoa quản trị kinh doanh, còn “sư” hơn người dạy. Ai cũng thừa biết vì sao người nầy ngồi trong đó.

Chuyện kể một quy tộc Anh được mời đến xem một phiên thảo luận tại quốc hội lập hiến Ấn sau khi Anh Quốc trả độc lập cho xứ sở của Gandhi. Ra về ông hỏi tùy viên người ta nói tiếng gì? Tiếng Anh mà. Nhưng đó là chuyện phát âm, phonetic, ngay như Henry Kissinger vẫn rất chi là Đức khi đọc diễn văn. Những người Ấn nầy học tiếng Anh đến nơi. Những bản chuyển ngữ (transcription) lưu trữ cho thấy những lời minh bạch cần thiết để xây dựng một nền dân chủ trên bán lục địa, sẵn sàng đưa nền văn hóa lâu năm ra ngoài biên giới. Họ chỉ có cái tội là ăn cà ri lịu miệng, nếu tin theo lời khôi hài của thầy Hương, Quốc Học 1957.

Tôi đã ăn ké chút danh của người thầu làm vườn, trước kia là một công chức. Chủ vườn là một bác sĩ Mỹ đã la rầy vợ to tiếng như để chúng tôi nghe luôn. Bà nói: Do you speak some English? Ông chồng sửa sai: từ nay bà hãy nói: Do you speak English? , nhiều, nhiều người Việt biết tiếng Anh còn hơn cả bà và tôi. (bỏ chữ some: bạn có biết vài chữ tiếng Anh lỏm bỏm không?)

Ngày nay người Việt đến các nước nói tiếng Anh, như Úc, Canada, Mỹ…bằng tiền bạc, bằng sắp xếp chính trị. Họ mang theo nền văn hóa riêng, văn hóa: ta nói, ta viết cấp dưới phải nghe; tỉnh nói huyện phải nghe, huyện nói xã phải nghe, nên không cần để ý đến hình thức và nội dung; (ngay như Dương Thu Hương trích dẫn không đúng tiếng Tây).
Nếu có ai đưa các bài tiếng Anh trên FB cho ông bác sĩ nêu trên xem, ông sẽ kêu vợ hỏi đấy là thứ tiếng gì. Nhưng lần nầy khác với câu hỏi của quý nhân Anh ở Ấn Độ; một bên, nay, là hỏi chữ nghĩa, danh từ, văn phạm, hành văn … là cái quái gì;  một bên, xưa, là hỏi cách phát âm.




No comments:

Post a Comment