add this

Tuesday, December 31, 2024



Carter, Trump không chung lối đạo
Jimmy Carter embodied what Trump has never been able to grasp about Christianity
Guthrie Graves-Fitzsimmons

Trong thời gian tranh cử tổng thống 1976, New York Times đã đăng lớn ở trang nhất bài nói về đức tin Baptist của Jimmy Carter. Bài có đoạn như sau. Không có một thắc mắc nhỏ nào, không có một câu hỏi nhỏ nào hoài nghi thách thức sự trung tín tinh thần, sự chân thành lý tưởng của ông Carter; tuy rằng dân chúng lo âu bàn tán: có chăng một vị tổng thống mang tư tưởng sâu đậm Phúc Âm sẽ dùng quyền lực để áp đặt đức tin của mình hay vi phạm nguyên tắc tách biệt giữa tôn giáo và chính quyền. 
Carter - vừa từ trần chủ nhật Dec 29 tại thị xã Plains, tiểu bang Georgia ở tuổi 100 - đã thắng cử, và sau 4 năm ở White House đã để mấy chục năm đời mình để xúc tiến nhân quyền khắp thế giới, xây cất nhà ở cho đồng loại qua chương trình Habitat for Humanity. Ông dạy (giáo lý) ngày chủ nhật, trước khi, trong khi, sau khi làm tổng thống. Dù nghĩ gì về sự nghiệp chính trị của ông, không ai thách thức, hoài nghi chất vấn về sự trung tín tinh thần và lương tâm của Jimmy Carter. Ông đã theo Jesus với tất cả lòng thành và đức tin.

Thì ra, mối lo âu nêu ở đầu bài đã được thay thế bằng sự kiện: cái ông tổng thống ngoan đạo Christian nhất trong lịch sử chính trị hiện đại là người bảo vệ mạnh mẽ nhất sự tách biệt giữa tôn giáo và chính quyền quốc gia. Carter đã làm gương cho một tin đồ Christian làm chính trị mà chống hết mình sự hình thành nền thần quyền và chủ trương quốc gia Christian quá khích.
Bài báo nầy của NYT viết thêm: Tín hữu Baptist từ xưa đến nay đứng hàng đầu trong cuộc đấu tranh duy trì bức tường chia cách giữa giáo hội và nhà nước. Tiểu sử và thành tích của ứng cử viên nầy không có dấu vết gì làm căn bản cho mọi sự chống đối.

Với tư cách tổng thống, Carter củng cố vững chắc biên giới giữa tôn giáo và chính phủ. Ông phản đối việc ép buộc học sinh cầu nguyện trong trường công lập. Ông hiểu rõ sự khác biệt giữa nhiệm vụ của tổng thống và trách vụ của một giáo dân, ông đã hủy bỏ việc mời các mục sư vào White House làm lễ. Thay vào đó, ông cùng gia đình đi nhà thờ Baptist gần White House.

Jimmy & Rosalynn Carter
Carter thông hiểu lịch sử tôn giáo và chính trị của HK. Ông biết rằng tự do tôn giáo được bảo vệ bằng cách không cho phép giúp đỡ phát triển tôn giáo cũng như không được thanh trừng tôn giáo. Bài diễn văn ông đọc tại đại hội Baptist 1978 có đoạn:

Sự phân biệt đã được qui định theo luật pháp quốc gia. Dẫu vậy, đối với một người có tôn giáo, không có gì sai trái khi đem hai thực thế ấy ghép vào nhau, bởi lẽ chúng ta không thể tách các tin tưởng tôn giáo khỏi công vụ. Nhưng đồng thời trong khi giữ các chức vụ công quyền, chúng ta không được phép áp đặt đức tin riêng lên trên những kẻ khác.

Carter phản đối những người Christian đã vũ khí hóa đức tin vào các mục đích chính trị riêng tư. Năm 1996 ông viết: Trong hai thập niên qua, những nguyên tắc nầy (phân biệt tôn giáo và chính quyền) đã bị vi phạm bởi giới TCG cốt cựu (Christian fundamentalists), thường giúp họ thành công. Dưới nhãn hiệu Liên Minh TCG, nhóm nầy đã liên minh với khối bảo thủ trong đảng Cộng Hòa và tạo thành một lực lượng chính trị năng động và thành công trong một loạt bầu cử.

Thật vậy, sự sáp nhập các khối hữu khuynh tạo cho đảng CH nhiều sức mạnh mà cao điểm là thành công của Donald Trump 2016 và 2024.
Trong kỳ vận động tranh cử, Carter được NYT nói thay rằng ông không có mặc cảm làm vị cứu tinh. Ông nói: Tôi không nghĩ God sẽ bằng mọi giá làm cho tôi thành tổng thống. Tôi không nói xin God làm tôi thắng cử; tôi chỉ xin God giúp tôi làm việc đúng, đi vào con đường chánh trực.

Trong lúc ấy Donald Tump mang đầy mặc cảm một vị cứu tinh. Ông nói việc ông không chết khi bị ám sát là bằng chứng God muốn ông làm tổng thống.

Carter hứa sẽ tái lập lòng tin của dân chúng đới với chính phủ, ông hứa sẽ không nói dối với hữu ý, tuy ông có thể lầm. Nhưng Washington Post nói rằng trong 4 năm đầu, Trump đã có 30.573 lần nói không đúng.

Sự khác biệt trội yếu nhất giữa Carter và Trump về phương diện sống đời Christian là Carter vào chính quyền không để làm giàu. Rời White House, Carter trở về ngôi nhà đã cùng vợ xây cất năm 1961. Là người sùng đạo hơn ai hết, Carter không lợi dụng quyền lực áp đặt tin tưởng tôn giáo của mình trên đầu kẻ khác. Không như Trump dùng tôn giáo vào mục đích chính trị cá nhân.
Carter không buôn bán Bible đóng bìa vàng, ông chỉ dạy Bible vào ngày chủ nhật, trước, trong khi, sau khi làm tổng thống. Carter là gương lành cho mọi tính hữu Christian.







Sunday, December 29, 2024


HOA KỲ KHÔNG ĐIỀU BINH ĐẾN SYRIA
Tôn Thất Tuệ
Ngày Dec 24, 2024, Web Mậu Thân đưa tin quân đội HK đã vào chiếm các căn cứ quân sự của Nga khi Nga dọn đi để trống; bản tin không ghi xuất xứ. Bản tin rất nổi với nhiều bức ảnh, nhưng đều là những bức ảnh cũ với ghi chú thời sự hiện giờ.
Lối trình bày xen kẻ không thể phân biệt là bài hay ghi chú caption. Nhưng dẫu sao vẫn là các hình ảnh cũ liên quan đến Syria. Ngoại trừ hình màn ảnh của một video từ X, đề ngày Dec 24: ghi rõ tiếng Anh: The US Army is returning the Kobani base.
Nhưng caption viết tiếp không rõ làm như giải thích lính Nga đến chiếm căn cứ năm 2019. Video 20 giây chỉ chiếu xe nhà binh ngoài đường phố chen với xe du lịch, có nghĩa không phải là chuyển quân nhân và quân cụ dù của Nga hay của Mỹ xưa hay nay.
Tin Lục Quân HK vào chiếm các căn cứ cũ Nga để lại không phải là chuyện đùa.
Chúng tôi đã search các tin tức liên hệ. Không biết tin tức tình báo và tối mật thì sao. Cứ như tin hạn hẹp lui tới AP, CNN, Fox News thì Nga chưa di chuyển hết mọi thứ ra khỏi hai căn cứ không quân và hải quân.
Ngay từ khi phiến quân HTS vây thành phố Aleppo, Nga đã cho các tàu chiến ra khơi neo cách bờ 15 km. Nga cho biết các căn cứ nầy đặt trong tình trạng cẩn mật nhưng không có đe dọa từ HTS. Nga tiếp tục dùng tàu thủy vận tải mà tàu xấu quá hai chiếc chìm.
Sự di chuyển vật dụng máy móc trang bị là có thật, căn cứ vào tình báo và không ảnh nhưng ít ai nói rõ ý định của Nga.
Nga đã thuê từ Assad 49 năm có thể tái tục. Nay HTS mới vô có thể dựa vào nguyên tắc liên tục quốc gia mà cho Nga tiếp tục sử dụng, cũng đủ để giữ thể diện nếu muốn. Hoặc giả tuyên bố Assad không có quyền và mời Nga ra đi.
Theo ý riêng, Nga sẽ tìm mọi cách để ở lại, nhất là căn cứ hải quân. Trong vùng nước ấm, Nga chỉ có căn cứ Crimea ở Hắc Hải nhưng Crimea cách Địa Trung Hải phải qua eo biển Bosphoros với một số giới hạn quốc tế qui định và giao cho Turkey thi hành. Crimea vô cùng quan trọng trong thời Liên Xô. Trong thời hậu Liên Xô Nga mới có căn cứ hải quân ở Syria nằm ngay Địa Trung Hải; thật ra Nga còn có căn cứ hải quân ở Libya. Khác trường hợp Syria có khế ước thuê, Nga chỉ có hai căn cứ "de facto'' ở Banghazi và Tobruk thuộc quyền của một lãnh chúa, và chưa có khế ước chính thức với Libya.
Có thể suy diễn ngược lai, Nga sẽ bỏ Syria và sẽ hợp thức hóa căn cứ hải quân Libya, cũng không xa Syria bao nhiêu. Từ Syria đi hết bờ biển Ai Cập là đến Tobrub ở ngay biên giới. Hiện nay Nga đã chuyển quân cụ từ Syria đến Libya, làm cho Ý và Hy Lạp lo ngại. Căn cứ Libya không xa chỉ cách hai nước nầy 500 miles. Căn cứ Libya có nhiều lợi điểm chiến lược hơn; ngó ra Địa Trung Hải, ngó xuống Phi Châu, một lục địa mà Nga có canh bac lớn nhiều tẩy (high stake). Libya cung cấp và huấn luyện lính đánh thuê cho Wagner ở Nga.
Chúng tôi chỉ nói theo tin tức thu hẹp của người bình thường, Nga chưa rút khỏi hai căn cứ ở Syria; một khi hai nơi nầy trống mà Mỹ nhảy vô chiếm là chuyện thường.
Lính cũ của Assad bỏ đồn trại trống thì quân Do Thái chiếm ngay cũng như vượt biên giới chiếm cao nguyên Golan.
Syria coi bộ vườn không nhà trống. DT đã có 400 phi vụ ngay khi Assad ra đi, triệt hạ các cơ sở quân sự nhất là các xưởng sản xuất vũ khí hóa học. Oanh tạc mãnh liệt làm cho địa chấn kế Richter nhảy lên 3.5. DT nói mục đích không để những thứ độc hại nguy hiểm ấy vào tay quân khủng bố. Ai là quân khủng bố? Turkey đã nuôi dưỡng quân đội chiếm đất Syria rồi sẽ sáp nhập như kiểu Nga ở Donbas, Ukraine.
DT còn làm vậy, huống chi HK không dám chiếm hai căn cứ cũ của Nga hay sao.
Ngay cả Biden cũng không biết chắc có bao nhiêu lính Mỹ trên đất Syria, ông nói có lẽ nhiều hơn con số chính thức là 900, đóng trong vùng tự do trong ảnh hưởng của người Kurd.
Bộ ngoại giao Mỹ chính thức xác nhận Mỹ đã tiếp sức cho HTS chiến thắng trở thành chính quyền mới; do đó rất có thể HTS sẽ không nói năng gì khi Lục Quân sẽ vào các căn cứ cũ của Nga, nếu Nga thực sự rời bỏ vì bất cứ lý do nào.

=======================================================

Đà Lạt, khu trung bình xưa
====================================



Saturday, December 28, 2024

Từ bỏ quốc tịch Do Thái

Israeli Citizenship Has Always Been a Tool of Genocide — So I Renounced Mine
Avi Steinberg * Newsweek Oct 26, 2024

Mới rồi tôi đã đến Lãnh Sự Quán của Do Thái ở Boston đệ nạp giấy tờ xin chính thức từ bỏ tư cách công dân của tôi. Tối hôm trước, TV chiếu một loạt không tập của DT trút bom xuống các trại tỵ nan lều vải Gaza.
Học giả, ký giả, luật gia khắp thế giới hiện tiếp tục kê khai chi tiết các tội ác của DT từ tháng Oct. 2023, kết án DT về tội ác chiến tranh chống loài người và diệt chủng. Nhưng họ không để ý nguồn gốc kinh hoàng trong quá khứ. Trong khối hổn loạn của sự việc, tư cách công dân là một công cụ lợi hại trong diễn trình diệt chủng đang kéo dài.
Quốc gia DT, từ khi lọt lòng, đã dựa vào các đạo luật kỳ thị chủng tộc để củng cố chế độ quân phiệt mang sứ mệnh thực dân là tiêu diệt Palestine.

Phần trên đầu khống chỉ (form) tôi đệ nạp hôm ấy trích một đoạn trong đạo luật "tư cách công dân" năm 1952 làm căn bản pháp lý cho quy chế nhân thân của tôi kể từ lúc mới sinh. Việc tôi từ bỏ quy chế nầy liên quan quan đến đạo luật trên nhưng đúng hơn liên quan tình hình khu vực địa dư thập niên 1950 làm nơi sinh cho luật nầy.
Năm 1949 vài tháng sau ngày hòa ước đình chiến được ký kết theo chữ nghĩa để chấm dứt chiến tranh 1948, người lập cư DT - nhờ đã sát hại từng loạt hay đuổi 3/4 dân số Palestine địa phương - đã tìm cách củng cố chính quyền quân phiệt. Mục đích chính yếu là ngăn chận sự trở về của người Palestine mà họ đã săn đuổi khỏi quê quán và ruộng đồng và chuyển giao đất đai của các nạn nhân vào quyền sở hữu hợp pháp của nhà nước để chia nhỏ cho các đợt nhập cư người DT từ hải ngoại. Hơn 500 làng Palestine trong một năm đã vắng người và xóa khỏi bản đồ vĩnh viễn. Chiến lược quân sự, xã hội và pháp lý của nhà nước nầy là tạo nên một đa số dân cư Juif trên một vùng đất có 90% dân cư không phải là Juif trước các đợt nhập cư mới.
Người Palestine vẫn còn chống cự, những biên giới đơn phương ấn định năm 1949 vẫn còn thưa lọt, các vùng nông thôn chưa hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát mới. Người Paleatine tỵ nạn sống trong các lều vải, cách xa làng cũ dăm ba cây số, sống tạm mỗi ngày ăn một bữa và quyết lòng trở về quê quán và ruộng đồng sau ngày đình chiến.
Một số người muốn vận dụng hệ thống pháp lý thực dân, họ khiếu nại đòi thi hành Tuyên Ngôn Độc Lập công nhận quyền bình đẳng của mọi người. Nhưng văn kiện nầy chẳng có ý nghĩa gì, mà chỉ là một cớ tuyên truyền để xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Trong suốt thập niên sắp đến, DT dùng mọi phương tiện bạo lực để hủy diệt sự liên hệ của người Palestine với quê xưa. Từ tháng 4.1949, DT áp dụng chính sách "bắn hạ tự do" những kẻ xâm nhập, tức là những người Palestine trở về chốn cũ mà gia đình đã bao thế hệ sinh sống. DT lùng bắt dân chúng và người làm ruộng trục xuất khỏi biên giới; từ đó xuất hiện các trại tỵ nạn theo biên giới Liban, Jordan và nhất là trong vùng Gaza do Ai Cập chiếm đóng. Do đó, Gaza là vùng có mật độ cao nhất thế giới.
DT đã lợi dụng tối đa ngưng chiến để tẩy trừ sự hiện diện Palestine trên quê hương, và kinh nghiệm ấy còn được dùng sáu bảy chục năm sau cho đến ngày nay. Đuổi dân Palestine khỏi xứ, bách hại những kẻ còn ở lại và tẩy xóa thực thể Palestine khỏi sinh hoạt bình thường và trí tưởng thế giới.

Bên trên là bối cảnh xuất hiện các đạo luật về quyền công dân trong thập niên 1950. Trước tiên là Đạo Luật Trở Về (The Law of Return) ban hành 1950 cấp quyền công dân cho tất cả người DT trên thế giới, được điểu chính và khai triển bởi Luật quyền công dân (The Citizenship Law 1952). Luật nầy hủy bỏ quy chế công dân của mọi người Palestine. Được thi hành tàn bạo bởi lực lượng quân sự, luật nầy đã biến người nhập cư làm người gốc địa phương và biến người Palestine làm ngoại trú nhân. DT đã bình thường hóa việc chiếm ngụ, nhập tịch cho người nhập cư, phân loại các hạng người để loại bỏ người Palestine.

19 năm sau khi luật công dân 1952 ra đời, cha mẹ tôi rời Hoa Kỳ để sinh sống ở Jerusalem, được cấp tư cách công dân và được hưởng mọi thứ quyền theo luật trở về. Với nhiệt thành ngây ngô tuổi trẻ, cha mẹ tôi đã sắp xếp để trở thành vừa là người Mỹ tụ do chống chiến tranh VN vừa là những kẻ lập nghiệp có vũ trang trên vùng đất của kẻ khác.
Ông bà đến ở một phường của Jerusalem đã được tẩy trừ chủng tộc xấu mấy năm trước. Ông bà ở một ngồi nhà được xây dựng và cư ngụ bởi một gia đình Palestine thuộc cộng đồng bị trục xuất qua Jordan và bị cấm trở về dưới họng súng. Với giấy tờ công dân, cha mẹ tôi làm chủ ngôi nhà nầy.
Việc đổi một lấy một nầy không có gì bí mật. Nhiều gia đình giống như của tôi sống trong khu vực nầy, hãnh diện làm chủ những ngôi nhà Arab, trần cao, trang trí xinh đẹp khác với những khu chúng cư  xấu xí dành cho người mới nhập cư.
Tôi sinh ra trong làng Ayn Karim đã được làm sạch sẽ khỏi mùi Palestine; khu vực danh tiếng vì có nhiều nét kiến trúc đẹp kiểu Arab nhưng không có bóng dáng của một người Arab làm ô uế cảnh trí huy hoàng.
Cha tôi gia nhập quân đội DT và cùng nhiều người khác tiến thân từ đó và sau cuộc xâm chiếm Liban 1982 được mang tước hiệu: người tự do xây dựng hòa bình.
Hòa bình, với những anh hùng nầy có nghĩa là sống trong một quốc gia đa số DT mà tội ác nguyên thủy của nhà nước và diễn trình tẩy sạch chủng tộc vẫn còn nguyên và tiếp tục, đã được hợp thức hóa nhằm xây dựng cái hòa bình nầy. Nhưng hòa bình với người Palestine có nghĩa chiếm đóng vĩnh viễn, lưu đày muôn kiếp.

Nhân khi kể lại những chuyện trên, tôi không xem quyết định từ bỏ quốc tịch của tôi là một cố gắng đủ sức đảo ngược quy chế pháp lý không có một chút gì gọi là chính thống. Luật công dân DT dựa trên tội ác bạo động xấu xa nhất mà loài người biết tới, dựa trên kinh tụng thánh lễ lừa dối nhằm tẩy xóa che dấu những xấu xa ấy. Bộ mặt hành chánh công quyền, những khuôn dấu của Bộ Nội Vụ v.v... không gì khác hơn là các công cụ xua đuổi, bứng gốc những gia đình của một dân tộc từng sống bao thế hệ.
Trong chiến dịch diệt chủng dân địa phương Palestine, nhà nước DT đã vũ khí hóa sự hiện diện của chính tôi và của nhiều khác qua việc sinh ra đời và đời sống cá nhân. Bức tường ngăn chận người Palestine trở về nhà được dựng lên bởi giấy tờ căn cước cũng như những tấm xi măng.
Công việc của chúng ta là tháo bỏ những tấm xi măng ấy, xé bỏ những giấy tờ ngụy tạo, khước bát những ngụy ngữ, những luận điệu chính thống hóa những bất công và những cơ cấu đàn áp nói trên.
Với những ai nói không mỏi miệng nhàm tai rằng DT có quyền tự quyết, tôi xin nói rằng nếu có, quyền ấy không thể sử dụng bằng chiếm cứ, xâm lăng, tiêu diệt một dân tộc khác. Vài nước Âu Châu đã lấy đất của người DT nay trả lại hay đã đền bù tương xứng. Người Palestine không nợ đất đối với DT, đất của họ của tổ tiên. Trong quá khứ và hiện tại Palestine không làm những tội ác chống DT như các nước Âu Châu nầy. Việc giải phóng DT không tách khỏi các phong trào xã hội rộng lớn; do đó nhiều người DT đã theo chủ trương xã hội bạo động thời trước thế chiến và nay vẫn theo vết cũ bạo động trên vùng đất của Palestine.

Là một tín đồ Do Thái Giáo hành đạo, tôi tin rằng kinh Torah rốt ráo cùng triệt với lời xác quyết rằng dân tộc DT, hay bất cứ dân tộc nào, không có quyền đối với bất cứ vùng đất nào và phải thực thi những trách nhiệm luân lý trọng đại. Kinh dạy rằng nếu bạn áp chế một quả phụ, một cô nhi, nếu bạn ỷ vào quyền thế mà tham lam và gây bạo động, làm giàu trên sự thiệt hại của kẻ khác, nếu vậy, bạn đã đi ngược với sự ngay thẳng đạo đức công bằng của God. Kinh Torah đã bị dùng sai bởi các chính quyền mê đất đai và xem đó là bằng khoán God cấp đất cho. Tuy nhiên nếu là bằng khoán, Torah vẫn không hàm ý dung tha bóc lột kẻ khác.
God trong Torah là God công bằng, ghét những kẻ tiếm quyền và chiếm đóng. Chủ trương DT lập quốc (Zionism) không dính líu với Do Thái giáo và lịch sử DT. Zionism đã tìm trong những nguồn kinh điển nầy những điều có thể diễn giải tùy hứng để biện minh các hành vi thực dân gây tai hại cho nhiều người. Zionisn luôn dùng lịch sử mà nói DT là nạn nhân như một vũ khí để biện hộ một cách buồn cười các chính sách phi nhân.
Thực dân Zionism không thể cải thiện hay tự do hóa. Xuyên qua các đạo luật về quyền công dân, DT đã thực hiện diệt chủng một cách công khai và có phương pháp. Những biện pháp như cấm chuyển giao vũ khí, tẩy chay, trừng phạt, rút đầu tư v.v... chưa tạo nên một viễn kiến chính trị. Điều cần thiết là phi thực dân hóa (decolonization) vừa là phương tiện vừa là cứu cánh.
Phong trào đã thành hình với nhiều tầng lớp xã hội khắp thế giới tin tưởng vào tiêu chuẩn luân lý duy nhất là một xứ Palestine tự do, thoát khỏi sự thống trị thực dân.
Việc hủy bỏ tư cách công dân của tôi chỉ là một viên gạch rất nhỏ rút khỏi bức tường phi nhân, nhưng vẫn giữ, theo ý nghĩ riêng, giá trị một viên gạch nhỏ, đứng ngoài bức tường cần được xô sập.

  

 

Wednesday, December 25, 2024

Tâm cảm dành đâu?

 

    hoa mận almond, tranh Van Gogh

tâm cảm dành đâu?
Tôn Thất Tuệ

Chiều nay động, rất sống động.
Áo màu xanh đỏ tím vàng
bay lồng lộng như bướm tìm hoa dại.
Nắng đổ nhiều hạt nắng nặng lá bay.
Những mẫu họa tròn vuông ngày năm hết
không phủ lấp những mảnh vỡ tâm hồn.

Để vào đâu? tâm cảm dành đâu?

Tâm cảm đâu? Tâm cảm dành đâu?
Xin trút hết vào nơi có người sống
tóc rối bời hay ánh ngọc nét mắt tươi
trên thuyền lạc dập vùi trong sóng
nhìn lên trời kêu cứu một ánh sao.

Tâm cảm đâu?
Kìa tâm cảm nơi sóng vỗ dạt dào
nơi sóng nhỏ lăn tăn hồ súng rộ
nơi sóng mắt ai buồn không để lộ
nơi sóng môi ai quyết dấu niềm vui.

Tâm cảm đâu? 
nối khâu những mảnh vụn thương đau
những nát tan di hại loài người.
Xin tâm cảm cho tôi một phút định
không nhiều màu không gió như chiều nay.
Xin tâm cảm dẫn đường chỉ lối
rốn càn khôn uyên nguyên của đạo
nhạc đề chủ giao khúc thay tiếng nói
bát nước đầy thiên hạ mừng vui.- Noel 1983 Thái Lan

Hậu Thiên 24.12.24
Chiều ấy, ngày 24, mình tôi ngồi dưới mái tranh quán nước ọp oẹp trong trại tỵ nạn Sikew. Tuy là lễ tôn giáo, Noel thành một sinh hoạt xã hội, cho nên nam nữ già trẻ đều lên áo nhiều màu. Sau một năm rách tả tơi, có khi phải mặc quần một ống xà rông, bà con nhận được áo màu từ bên Mỹ bên Tây. Do đó tên bài nầy lúc đầu là "những mảnh màu của Matisse".
Sau đó tôi đã chuyển cái sống động bên ngoài thành cái tâm rất động dồn dập của thời cuộc, của khổ đau cá nhân. Cái tâm như quả lắc đồng hồ chao đảo không trật tự. Nhưng vẫn còn chút tự chủ mà hỏi mình có tâm cảm thực lòng hay không, hay chỉ đầu môi như khói thuốc Samit hút đã nư không thèm khát những ngày xưa. Tâm cả đâu? có có hay không mà dành cho chỗ nầy chỗ kia?
Chưa có thể trả lời; phải chờ lúc thấu hiểu uyên nguyên của đạo, tuy cái đạo rất dễ thấy.
Gọi là đạo nương chiều xế bóng',
mẹ đứng chờ tin chị bên sông
lấy chồng lính năm năm không gặp
tiếng súng ngưng chẳng thấy ai về.-



buồn vô hậu



    Đập Đá, Huế

buồn vô hậu
Tôn Thất Tuệ

Nơi tôi ở chiều nay mưa như Huế
khí hậu khô nên không khốn khổ như ngoài kia.
Hơn thế nữa
cơm ngày ba bữa tắm rửa hai lần
có cái áo dày hơn bao bố
một đồng thôi cũng đủ ấm qua mùa.
Kinh Di Đà vẫn còn như xưa nơi Thuận Hóa
Như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc *
Phật nói gì nghe lạ quá đi
xứ của Phật đất bằng như ruộng lúa
nhà bên nhà gấm phủ màn hoa
người quên đói vì theo hương của gió
cửa không khóa.
Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh
hà huống hữu thiệt.**

Mưa như mưa chiều kia ngoài xứ Huế.
Kinh Di Đà lôi ra đọc ở quán bánh bèo.
Nếu trần gian không đem tiền mua súng đạn
thì sá gì nhà gấm với châu sa,
trường trẻ rộng nhà thương thơm hơn mít.
Nhưng thấy Phật là tôi buồn vô hậu
Phật sinh ra nơi chốn ác ôn
Chúa hiện thân nơi người xem nhau thua con chó.
Ới mưa ơi, chiều nay buồn vô hậu,
Buồn vô hậu nên để lửng bài thơ. 


* Tôi nghe như vầy, một thời Phật tại nước Xá Vệ...
** Nơi xứ Phật, không có danh tự chỉ tội ác, huống là tội ác thật.



Thursday, December 19, 2024

xứ Phật



trẻ em Nepal

XỨ PHẬT
Tôn Thất Tuệ

Theo tài lệu của Hội Cư Sĩ Soka Gakai Nhật Bản, một nhà khoa học Pháp đã quy y PG Nhật Liên Tông (Nichiren Shoshu) khi ông đọc câu nói sau đây trong kinh Phật: Chúng sinh không thấy đường cá lội; không thấy đường chim bay, nhưng Chư Phật thấy. Ông cho rằng với khoa học cũng vậy. Một khối đá đứng yên mà thực ra có những phân tử vận chuyển để duy trì sự thăng bằng; bình dân đã không thấy, cũng như không thấy hữu cơ và vô cơ hoán chuyển. Trong cơ thể con người luôn có sự sống và sự chết, những tế bào mới sinh và những tế bào chết. Tuy vậy nhà khoa học nầy vẫn còn đứng ở vị trí hữu tự (written realm).
Pháp Hoa thuộc về loại kinh: Như thị ngã văn, nhất thời, Phật tại...cáo ..Thành ngữ nầy được khoa phương pháp luận cho là rất khoa học như một bản tường trình khoa học. ai nói với ai, nói gì, chỗ nào, lúc nào. (ngày nay khoa quản trị nói: who, why, when, what, where, how). Tuy vậy phẩm Hiện Bảo Tháp nói: Đa Bảo Như Lai thệ nguyện chỗ nào có giảng Kinh Pháp Hoa thì Ngài cùng tháp xuất hiện để làm chứng. Thích Ca giảng PH nên Đa Bảo cùng tháp xuất hiện, lừng lựng giữa hư không. Thích Ca lên ngồi chung. Ở mức hữu tự thì không hiểu được.
Đa Bảo như một chân lý khách quan; Thích Ca như chúng sinh chấp nhận chân lý khách quan ấy làm niềm tin, (the faith, la foi). Trong ngoài hợp nhất như hai bàn tay chắp lại để chào nhau để lạy đấng tối cao siêu nhiên.
Triết lý tây phương có thuật ngữ nòng cốt cho mọi tín ngưởng là "embrace a faith, a religion = adopter, adhérer à une foi, une religion''; tương đồng với phát nguyện quy y. Bạn có thể hiểu đường tơ kẻ tóc của Christianism nhưng không embrace Jesus' teachings, bạn không phải là một Christian dù ở hệ phái nào. Vì vậy dù có tính cách bất thường siêu thực, chương nầy không thể bị loại, trái lại là xương sống của phần thứ nhất mà Ngài Thiên Thai gọi là tích môn.
Xuyên qua các kinh, chúng ta thấy những điều quá sức to lớn, so với những điều trong Bible. Lịch sử của Bible kèm theo lịch sử của nhiều điều chống đối Bible là huyễn hoặc; nếu vậy thì kinh Phật phải bị chê trách nhiều hơn và sớm hơn. Cũng trong kinh Pháp Hoa, bồ tác Diệu Âm to lớn đến mức bước chân của ngài làm thế giới Diêm Phù Đề (trái đất nầy) rung như động đất bảy chấm.
Thế nhưng lịch sử PG không có những vụ án về khoa học như vụ án Galilé.
Các hệ phái lớn nhỏ kể cả Vatican buộc giáo dân tin rằng những điều nói trong Bible là chân lý lịch sử và chân lý khoa học. Một cố vấn gộc của Trump trong nhiệm kỳ trước vẫn tin và thuyết giảng rằng trái đất chỉ có số tuổi là ba ngàn năm. Rắc rối không phải từ thời Dị Giáo (Inquisition) mà ngày nay chân lý chỉ có giống đực và giống cái khi sinh. Hạ Viện và nhiều tiểu bang Mỹ đã quyết định chỉ có hai chỗ đái. Nhiều tiểu bang sẽ theo Texas dạy Thánh Kinh từ lớp thấp nhất để học sinh tôn trọng chân lý lịch sử và khoa học trong Thánh Kinh.
Phật Thích Ca chỉ cam kết một điều là nói sự thật; Như Lai thành đế chi ngữ. Phật thuyết về xứ Cực Lạc lưu ly pha lê, hoa sen to như bánh xe, không có danh tự tội ác, gió êm hơn nhạc v.v...Có phần khó tin nên Phật nói mười phương, mỗi nơi có vô số chư Phật nói lại lời thành thật ấy (thuyết thành thiệt ngôn).
Nhưng không thấy chỗ nào Phật hay các vị tổ, các trưởng pháp môn buộc bổn đạo phải tin như chân lý khoa học và lịch sử. Bổn sư và đệ tử gần như ở trong trường hợp con rùa ở trên khô, xuống nước kể cho con cá những điều thấy trên khô. Trên khô, sinh vật thở oxy trực tiếp mà không cần lọc ở mang cá. Con cá không tin, tuy con rùa nói đúng sự thật đã thấy.
Tin những điều đó không phải là mối bận tâm của Phật. Con cá không tin rùa vẫn không chết nhưng ở trong nước mà không phân biệt được mồi câu và mồi tự nhiên cá sẽ chết. Chúng sinh không tin vẫn không sao nhưng để cho ba mũi tên độc tham sân si vào chiếm trí não thì chết như cá ngậm lưỡi câu.
Những điều về các cảnh sắc khác như phi tưởng, phi phi tưởng để làm các ví dụ dạy giáo lý. Hầu hết các câu hỏi khó đều được giải một cách dễ dàng bằng một câu chuyện, ai cũng hiểu được. Nhiều người vội cho rằng PG chính là khoa học như Thích Mãn Giác tin vậy đã lập chứng chỉ PG và khoa học tại Vạn Hạnh.
Một ký giả hỏi ông Ikeda thủ lãnh Soka Gakai rằng theo Phật, thuyết tiến hóa của Darwin đúng sai; ông yêu cầu đến hỏi một nhà khoa học. Tuy nhiên từ bi của Đức Phật thấm xuống đến côn trùng thú vật, cho nên Đông Phương không dị ứng (allergic) mãnh liệt như Tây Phương vì Tây Phương phân biệt cùng cực ta và người khác, con người và thú vật... Cái tạm gọi là khoa học trong PG không gây rắc rối và đã được đề cập rất nhiều trong cuốn The Tao of Physic của Capra. Nhà văn Võ Hương An đã nêu việc cúng dường quả tim trong kinh PH chính là việc ghép tim, ghép thận, ghép mắt v.v...hiện nay. Kinh có nói quỷ hai đầu thì có hai cô gái sinh ra ghép vào nhau, hai cô chỉ có hai chân như một gốc cây có hai nhánh.
Nói cho cùng Đông Phương không có philosophie kiểu tây phương mà chỉ có "sagesse" (wisdom) huệ nhãn. Huệ nhãn đến với chúng ta bằng trực giác (intuition), không ngăng cách, không phân chia, không lý luận.
Điểm này Pascal cũng nhận thấy như vậy nhưng ông diễn tả theo ngôn ngữ Âu Châu. Le coeur a des raisons que la Raison ne connait point (que la Raison ignore). Câu nói nầy từ năm 1670, đã được diễn nghĩa sai, làm ô uế "le coeur" xúi dục làm bậy. Trong lúc ấy Pascal cho rằng con tim là đường lối hay nhất để đến với siêu nhiên đến với Dieu, God, thánh linh, pháp thân.
Khi hỏi về đất Phật và được trả lời như trên, một thân hữu đã gời biếu một bài nói về cảnh sinh hoạt ở cung trời Đao Lợi.
Chung quy cũng chẳng khác thế giới Cực Lạc của Phật Di Đà.
Có người hỏi tôi có tin có một thế giới như vậy hay không. Tôi trả lời theo lối Pháp: croire c'est croire en ce qui soit, non qui est. Tin là tin vào một khả thể, chưa thành một thực thể. Và tôi tin như vậy.
Tuy nhiên trên cõi Diêm Phù Đề nầy, nếu tiền bạc, nhân lực vật lực, tài nguyên thiên nhiên không dùng vào chiến tranh thì ai ai cũng có một ngôi nhà trông được, không hạ thấp phẩm giá con người. Tôi muốn nói tĩnh từ "décent", chấp nhận được, trên trung bình như những ngôi nhà cho công nhân New Zealand tôi thấy 1964. Dĩ nhiên còn kèm theo trường học và nhà thương cùng một xã hội an lành thịnh vương.
Chi phí quân sự vô cùng kinh khủng. Một trái đạn cà nông lớn nhất bắn ở VN trước 1975 trị giá lúc ấy 3 ngàn dollars, một cái gãy tàn thuốc cho binh sĩ trị giá 36 dollars, tính theo lạm phát bây giờ có đến 50 dollars. Phiến quân Houthis vùng Hồng Hải bắn hỏa tiển không biết tốn bao nhiêu nhưng Hoa Kỳ intercept bằng một hỏa tiển gần 2 triệu dollars. Đó là về trái đạn, chứ còn lương lính, điều hành hải quân trong vùng tính khác. Tại Ukraine hiện nay, một hỏa tiển địa địa trị giá 700 ngàn dollars. Ukraine đã cho lưu hành một video dài 43 giây trong đó 28 hỏa tiển được bắn ra từ một ổ phóng (un ordre de lanceurs).
Chiến tranh là việc chém giết nhau của những người không biết nhau. Bọn người biết nhau chỉ sai kẻ khác giết nhau chứ chúng không giết nhau. Thật vậy, Biden không những biết về mà còn quen Putin. Nhưng thảm não hơn, những kẻ làm ra chiến tranh lại cho mình là những người có tôn giáo. Người nhờ PG mà bỏ chém giết như vua Asoka thì rất ít, hầu như không có.

Phụ bản

BUỒN VÔ HẬU
Tôn Thất Tuệ
Nơi tôi ở chiều nay mưa như Huế
khí hậu khô nên không khốn khổ như ngoài kia.
Hơn thế nữa
cơm ngày ba bữa tắm rửa hai lần
có cái áo dày hơn bao bố
một đồng thôi cũng đủ ấm qua mùa.
Kinh Di Đà vẫn còn như xưa nơi Thuận Hóa
Như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc *
Phật nói gì nghe lạ quá đi
xứ của Phật đất bằng như ruộng lúa
nhà bên nhà gấm phủ màn hoa
người quên đói vì theo hương của gió
cửa không khóa.
Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh
hà huống hữu thiệt.**
Mưa như mưa chiều kia ngoài xứ Huế.
Kinh Di Đà lôi ra đọc ở quán bánh bèo.
Nếu trần gian không đem tiền mua súng đạn
thì sá gì nhà gấm với châu sa,
trường trẻ rộng nhà thương thơm hơn mít.
Nhưng thấy Phật là tôi buồn vô hậu
Phật sinh ra nơi chốn ác ôn
Chúa hiện thân nơi người xem nhau thua con chó.
Ới mưa ơi, chiều nay buồn vô hậu,
Buồn vô hậu nên để lửng bài thơ.

* Tôi nghe như vầy, một thời Phật tại nước Xá Vệ...
** Nơi xứ Phật, không có danh tự chỉ tội ác, huống là tội ác thật.




Saturday, December 14, 2024

Huế có mưa như Bangkok không?



Bangkok trong mưa

Huế có mưa như Bangkok không?
Lương Thúy My & Tôn Thất Tuệ
*************************
Huế có mưa không?
Lương Thúy My * Huế Mãi Còn Thương Dec 23 2018

Buổi chiều cuối tháng mười tan học về trời bỗng đổ mưa, còn một đoạn đường rất ngắn thôi là đến nhà rồi, rứa mà tôi đành tấp xe đạp vô trú mưa bên hiên nhà người, bởi vì tôi đang mặc áo dài trắng, để mưa thấm ướt thì còn chi là "duyên con gái". Đứng mãi tới khi trời tối mưa vẫn không ngớt, nhà gần đó mà răng thấy xa vời vợi, tự nhủ về sau dù mưa hay nắng, nhất định phải luôn có sẵn áo mưa trong cặp.
Huế đỏng đảnh lúc mưa lúc nắng, mùa đông về Huế càng khó chịu, khi thì mưa tuôn dầm dề suốt nhiều ngày, có khi tỉ tê một chút, xối xả một lúc rồi thôi. Trời cũng bắt đầu trở lạnh, từ cái lạnh se se dễ chịu, rồi đến những đợt lạnh tê tái, lạnh "thấu xương"...
Hồi đó nhà đông người, áo quần thay giặt nhiều gặp trời mưa dai dẳng lại thiếu chỗ để phơi, mạ tôi úp cái bội người ta hay nhốt gà lên trách than đỏ hồng để sậy quần áo, mấy chị em chen nhau ngồi quanh hơ đôi bàn tay tê cóng vì lạnh. Đến tối, đắp chung mền giành nhau nằm giữa cho ấm, đôi khi đụng phải bàn chân lạnh ngắt của ai đó thì giật mình la lên: "lạnh quá, chân ai mà lạnh ri". Êm ấm trong chăn, rúc rích cười nói một lúc rồi ngủ thiếp đi, bên ngoài trời mưa gió, có tiếng rao hàng trong đêm lạnh: “ai... lộn", "ai mì nóng...", lúc xa lúc gần...
Những ngày đó, đi học về đói cồn cào, cơm canh chưa kịp dọn thì không chi bằng chén cơm nóng mạ đơm cho để dằn bụng, kèm thêm tí ruốc kho với tóp mỡ, béo ngậy, mặn mặn ngọt ngọt, thơm thơm mùi sả. Gặp khi mưa to gió lớn không đi chợ được thì mạ "mở kho" dự trữ, khuyết khô mua từ đầu hè sàng sảy lại thật kỹ rồi đem phơi thêm mấy nắng, cho vô thùng sắt nhỏ làm "của để dành", tới lúc ni đem ra một ít rang lên cho dòn, làm thêm chén nước mắm đường ớt tỏi rồi trộn chung với khuyết, có rứa thôi nhưng nồi cơm của mạ khi mô cũng được vét sạch.
Chiều mưa lạnh, ngồi co ro mãi cũng buồn chán, biết trong bếp có mớ khoai lang, chị em tôi xin mạ mấy củ rồi đem vùi trong bếp lò còn âm ỉ than, đợi khoai chín lấy ra gói giấy báo, ôm trong hai bàn tay, vừa xuýt xoa vì nóng, vừa hít lấy hít để mùi khoai lùi thơm lừng. Hết mấy củ khoai ngó lại mười ngón tay dính đầy muội than, có khi còn vô tình vẽ râu lên mặt, ngó nhau chỉ chỏ rồi oà lên cười, dường như tiếng cười xua đi cái lạnh, hay vì mãi cười mà quên cả lạnh, gian bếp đang ấm lên thì phải.
Những ngày cận tết, trời vẫn tuôn mưa nên chị em tôi hay tụ tập chơi bài tới trên bộ phản ngựa đặt trước nhà, có lần đang mãi mê với " tuyết, liễu, ầm, đượng,..." thì có tiếng mạ: " nước tràn, nước vô nhà rồi tề", nhìn xuống thấy nền nhà lai láng, bỏ "xe", bỏ "trò"..., vất "giày", vất "tiền", "vất gióng"... nằm la liệt, mấy chị lớn chạy tìm chổi, mỗi người mỗi góc nhà quét lia lịa. Ngoài đường Bạch Đằng, nước không nhảy lên bờ mà trong nhà nước lấp xấp như lụt, mưa to quá nước chảy không kịp, miệng cống thoát nước lớn nằm bên giếng trời phía sau nhà được dịp nhắc nhở chị em tôi chùi dọn nhà cửa sớm để đón tết.
Bạn tôi xa nhà đã lâu, từ bên tê bạn nhắn hỏi: “Huế có mưa không?”, chưa kịp trả lời thì bạn than thở: “bên ni đang mưa, tối không ngủ được vì nhớ Huế”. Tôi gắn bó với Huế mấy mươi năm rồi, từ nhỏ đã không thích mưa nhưng đôi khi mưa vẫn làm tôi nhớ những mùa đã qua, huống chi là những ai đang sống xa Huế.
"Huế có mưa không?", bạn hỏi làm tôi lan man mãi với những ký ức rời rạc. Sau nhiều ngày mưa dầm, ông trời như thương dân Huế, nắng le lói được mấy ngày, đài lại dự báo trời sắp mưa...
Sáng thức giấc, hình như se se lạnh, hình như trời u ám hơn ngày qua, tôi hỏi thầm: "ngày ni Huế có mưa không?".

Mưa Bangkok Mưa Chiều Gia Định
Tôn Thất Tuệ tham luận

Mưa Huế thấm vào tim tôi, dù ở Bangkok hay Vạn Tượng. 
Những đề mục quen thuộc bao nhiêu thì gây bấy nhiêu khó khăn cho người viết vì ai cũng biết, không thể nói dối, không thể dùng những sáo ngữ mà không có chân tình, thiếu rung cảm thật sự. Ví như mưa Huế thì lắm người còn biết nhiều hơn o My nhưng vẫn bị xúc động. Độc giả của Lương Thúy My thế nào cũng đã ngồi giường "nhà lầu" chồng trên bộ ngựa gỗ mà sợ rớt “ầm” xuống nước như con ầm bài tới. Chúng ta vẫn còn quay quắt về thời lấy cái bội mà hong áo quần; khổ quá, theo vật lý, hơi nước trong không khí cản trở sự bốc hơi; sờ mãi cái áo nóng mà luôn luôn rịn rịn, khổ cho mạ quá hè.

Mưa Huế có khác nhiều với mưa trong Nam, nơi chỉ có mưa nắng hai mùa; tôi ngu đến độ mà tin Saigon không mưa; 1959, vào Saigon xuống tàu thì mưa đã qua nhưng những con đường đen bóng dưới bầu trời âm u làm tôi đau đớn nhớ Huế. Lúc ấy tôi còn lý tưởng, Huế ở cuối đường sắt hôm qua nhưng tôi vẫn mang tâm cảm như vừa ra khỏi nhà người thương vài phút thì đã nhớ nhung, ngàn trùng xa cách.

Saigon trong vùng gió mùa khắp Nam Á như Ấn Độ nên không có “gió bấc hay gió bắc” mưa mô gió nấy, không có không khí  bao quanh người như đang mặc áo ướt trên mình. Thái Lan cũng gió mùa. Tôi đến Bangkok trong một hoàn cảnh khác thường; được đem từ trại thuyền nhân để giúp họ lo hồ sơ ứ đọng khi Thái không cho đi nước thứ ba. Họ cần cái “not good, yes, no”  broken English nhát gừng của tôi, nhưng weekend thì theo họ về Bangkok. 

Vì không có tiền, tuy ở trong một trú xá, tôi chỉ quanh quẩn không đi xa. Bangkok có những hẻm lớn gọi là “xoi”. Trong Xoi xảm tha nỏn xu cum vít “Soi 3 Thanorn Sukumvit”, hẻm số ba đại lộ Sukumvit, tình cờ tôi quen anh Khóa, thế hệ thứ ba trên xứ nầy, có tiệm may. Đứa con gái, thế hệ thứ tư, mời tôi lý nước nói: ăn đi. Hôm sau tôi mới biết động từ “kinh” vừa ăn vừa uống; kinh nam, uống nước, kinh khao là ăn cơm; kinh khao neo là ăn cơm nếp. Con bé thật dễ thương, bé nói “chiều nay trời sẽ mưa, cho bác mượn cái dù, lấy luôn cũng được”.
Sau bữa cơm Thái Việt, tôi chống dù theo con đường của du khách nầy, nhiều cửa hàng giày dép, kỷ vật v.v...Tiếp theo tách cà phê đậm trong cái quán mang hình ảnh La Pagode Saigon, tôi lửng thửng ra về. Trời mưa nhẹ rồi nặng dần, ướt như chuột lột; cái “xoi”, có trú xá đã ngập nước. Nhờ người chủ, tôi mới biết đang cầm trên tay cái dù, khi ông tỏ ra ngạc nhiên chỉ vào tay tôi.
Tôi mở dù che, đi từ mái hiên lên lầu, ngồi vào bàn, áo ướt, viết ngay bài nầy:

Mưa Bangkok Mưa Chiều Gia Định
Tôn Thất Tuệ

Mưa Bangkok như mưa chiều Gia Định
Chợ Bà Chiểu em ngừng bước dưới mái hiên
nước cuồn cuộn thay người vội vã
em đứng nhìn những bong bóng nước vỡ tung.
Em mua sắm món gì cho chị
để lại nhà khi em bỏ nước ra đi.
Em ghé mua khung hình lộng kính
chưng hình em nhỡ chết biển cho có mà thờ.
Em mua thêm tấm gương tráng thủy
buổi sáng chị soi khi thức dậy
không thấy mình mà thấy
bóng hình em
vì đêm qua trong giấc mơ đầm ấm
em trở về và chị đã ôm em
nước mắt đổ suối hiền trên má
như mưa rơi chiều kia bên Gia Định
em đứng nhìn những bong bóng vỡ tung.
Và chiều nay mưa Bangkok như mưa chiều Gia Định
anh đứng nhìn những bong bóng vỡ tung.
Nước lênh láng nổi trôi người với cảnh.
Em ở đâu trên dòng đời nước chảy?
tìm kiếm đâu, biết kiếm tìm đâu?!
Bangkok, 1983

Tuesday, December 10, 2024

Obama sụp hầm theo Assad


cựu lãnh chúa Syrie Assad

Uy tín Obama sụp đổ theo Assad
The fall of Assad is a disaster for Obama
Azeem Ibrahim . The Telegraph Dec 9, 2024

Chính quyền Assad đã sụp đổ. Assad trốn khỏi thủ đô, chạy qua Moscou xin tá túc, giao xứ sở cho phiến quân. Những nơi tra tấn tù đày đã được mở cửa; tài liệu văn khố được bạch hóa cho thấy guồng máy diệt chủng, sát hại từng loạt của Syrie. Sự đổ vỡ quá nhanh cho thấy chính quyền của Assad trống rỗng, đáng lẽ đã tiêu ma hơn thập niên trước nếu Tây Phương đã hành động đúng mức.

Hơn 600 ngàn người đã chết; mấy triệu người phải bỏ nhà đi lánh nạn, hằng vạn người chết trên đường trốn thoát. Cuộc chiến còn nẩy sinh cái gọi là ISIS như một cú đấm trọng thương vào nền an ninh thế giới. Dĩ nhiên những tai họa vừa nêu dễ ghép thành tội cho Assad. Nhưng những điều ấy cho thấy sự thất bại của các cường quốc Tây Phương, đặc biệt là cựu tổng thống Obama, khi tình hình nguy ngập cần ra tay.
Năm 2013, quân lực của Assad dùng khí độc sarin giết hơn 1.000 thường dân. Obama trước đó đã tuyên bố cấm kỵ tuyệt đối việc sử dụng vũ khí hóa học; nếu bất tuân sẽ gánh những hậu quả khôn lường. Nhưng khi sự việc thực sự xẩy ra như vầy thì lời nói của ông trống tếch vì sự vận động ngoại giao của Nga. Sự thỏa thuận Mỹ Nga nầy đã mở các cuộc thanh tra lấy lệ các kho vũ khí của Syrie, cho phép chế độ nầy tiếp tục thi hành chiến dịch khủng bố. Sự thiếu hành động nầy đã đánh mất sự tin tưởng của thế giới dành cho HK, tăng sức lực cho Assad, mở đường cho Nga và Iran can thiệp.

Quân đội Nga nhảy vào nội chiến Syrie năm 2015, xạ kích các khu vực thường dân, đặc biệt là các bệnh viện bằng những cuộc không tập vô tội vạ, trong lúc trên bộ, dân quân động viên của Iran gồm Hezbollah tàn sát các lực lượng chống đối. Những sự can thiệp nầy hình thành nhờ sự yếu mềm của Tây Phương đã giúp cho Assad sống còn dài lâu.
Nhưng cuối năm 2024, Nga bị cầm chân ở Ukraine, lực lượng dân quân của Iran đã bị Do Thái cho xuống giá. Việc chế độ Assad sụp đổ vô cùng nhanh chóng cho thấy quyền uy nầy chẳng có gì, chỉ trống không, đáng lẽ đã bị Tây Phương bóp mũi hơn 10 năm qua.
Lúc ấy, Liên Minh Quốc Gia Syrie, một tập hợp nhiều tổ chức của nhiều sắc tộc sẵn sàng đảm trách cai trị xứ sở, gồm những binh sĩ bỏ ngũ và các nhân viên công chức các ngành, tạo ra một xứ Syrie đa dạng, đa nguyên. Lực lượng của Assad giao động tinh thần bị chống đối mãnh liệt ở tỉnh Aleppo miền Bắc, ở vùng thủ đô và trong vùng đa số dân cư là người Kurd. ISIS chưa sinh ra đời; chưa có can thiệp của Nga. Liên Minh nầy cộng với quân đội Syrie Tự Do đầy đủ sức sống thay cho nền cai trị của Assad. Dội bom các xưởng hóa chất và các căn cứ không quân đã sẽ thay đổi hướng đi của chiến cuộc.
Những hành động nầy, cộng chung với phong tỏa không phận, vũ trang Quân Đội Tự Do, trao ghế Liên Hiệp Quốc cho Liên Minh Quốc Gia, đã sẽ cứu hơn nửa triệu mạng sống. Nhưng Obama trù trừ, không hành động làm cho Assad có đủ thì giờ gom quân, dùng vũ khi hóa học tiêu diệt các lực lượng dân chúng, tạo nên tiền lệ chiến tranh phải tàn ác cao độ.
Sự thất bại thiếu hành động trong năm 2013 đã giúp cho ISIS lớn mạnh đầy đủ trong vòng một năm, đến 2014 tình hình tồi tệ ngoài dự tính. Chương trình huấn luyện trang bị của Mỹ đều quá chậm và nhắm chống đối Isis và cho Assad tự do hành động. Assad và thuộc chức thi hành phương pháp phân vùng để kiểm chế, xử dụng vũ khí hóa học, ép buộc dân di tản.
Năm 2013, trong tình thế nguy khổn, Assad đã phải dùng vũ khí hóa học, vừa có nghĩa yếu thế, vừa có nghĩa tàn ác. Tuy vậy, Obama không làm gì để đáp ứng tình thế, làm cho chế độ Assad vững thêm, mở đường cho Nga và Iran tạo nên vị thế uy quyền. Vài hành động coi bộ to tác như oanh tạc xưởng bom, quá trễ không thể ngăn chận sự thiệt hại nhân mạng trên một khu vực mang nhiều tính chất chính địa.
Bây giờ phiến quân đã làm chủ tình hình, phơi bày nền móng rỗng tếch của chế độ cũ. Hai thần hộ mệnh, Nga và Iran, mắt để chỗ khác, lo việc khác. Nhưng tệ trạng hôm nay đã có thể bị chận đứng, để duy trì nền móng xã hội Syrie và cứu mấy trăm ngàn người.
Sự sụp đổ chế độ Assad là bằng chứng sắc bén cho thấy sự thiếu hành động của chính phủ Obama, không những làm cho chiến tranh kéo dài mà còn làm tiêu tan sự tin cậy vào HK. Thảm trạng Syrie minh chứng sự thiếu sót can đảm luân lý và thiếu sót tối thiểu ý thức chiến lược nơi những người tự cho có nhiệm vụ lãnh đạo thế giới.

===============================================================

Tuy Hòa trước 1975

====================================

Monday, December 9, 2024

Assad hạ bệ


Phát ngôn viên HTS: sẽ tiến về Jerusalem

Tại con gà

Tôn Thất Tuệ

Xưa có mụ nhà giàu keo kiệt, có chị ở trong nhà. Chừng 4 giờ sáng con gà gáy thì mụ chủ kêu chị ở dậy làm việc. Khổ quá, làm việc đã khuya mới ngủ, nằm chưa ấm lưng đã dậy. Chị bèn thịt con gà. Mụ chủ từ nay, ngủ không được là kêu chị ở dậy làm việc, bất thùng chi thình, làm việc nhiều hơn trước nữa mới khổ chơ. Ấy là tại con gà mình đem mà thịt, mới khổ chơ.

Hà Như Hỷ đi thi đíp lôm 1955 gặp bài dịch Việt Anh là câu chuyện nầy, bèn dịch đầu đề là "Because the cock" thì anh Chương nói là tàm tạm. Because of, mà hay hơn nữa là Because of the rooster. = À cause de. Because + mệnh đề. Anh Chương chồng chị Nguyện là anh vợ của Ninh Hạ.

Tui nhớ chuyện nầy vì tuần qua, thời sự thế giới chỉ nhắm vào Syrie,  một nước Trung Đông xa VN và chỉ liên hệ trên sự tương hợp quốc tế gián tiếp như vì Do Thái mà Mỹ phải ngưng viện trợ VNCH. Chúng tôi muốn nói kẻ độc tài Assad là con gà của chị ở.

Hắn ta ác ôn, từ 2011, tiếp nối mấy chục năm độc tài của cha. Nhưng rồi ai ai cũng phải thích nghi mà sống; 13 năm rồi; thôi thì làm ăn phải trả tiền mãi lộ, như Iraq tạm yên với Saddam Hussein, Hussein chết, Iraq vữa như tương. Nay Assad đi, Syrie sẽ trở nên một quốc gia vô cùng rối loạn, đã xẩy ra ngay khi loạn quân khởi công hơn 10 ngày. Xưa có một thằng trong xứ ăn chận, mình chịu thua nhưng biết chừng nào để tính toán, nay thì thằng nào cũng có thể tróc tiền mình.

Damascus sụp đổ chỉ giống Saigon chừng 5% là sự ra đi, ngưng hậu thuẩn của hai cường quốc Nga và Iran, phiến quân có đến phá sơ sơ tòa đại sứ Iran như Saigon chỉ phá ngoài rào cái gọi là Bunker's bunker (nhà hầm của đại sứ Bunker). Nhưng bối cảnh đúng là một hý trường, với nhiều burlesque, giống như thời Tam Quốc của Tàu. Và khi luận thì dùng những phương ngôn ngạn ngữ mới nói hết, như phải lấy con gà làm chứng.

Lại nói chuyện cờ bạc đánh cá. Polymarket đánh cá khi loạn quân HTS Hayat Tahrir al-Sham nổ súng rằng Assad sẽ bị hạ, không ở trọn năm 2024, dù chưa được một tháng nữa. Nhưng ngạc nhiên thêm Polimarket cá cuộc rằng Do Thái nguyệt tận 2024 sẽ xâm chiếm Syrie. Thật vậy, không tính mức độ, Do Thái đã cho xe tăng vào chiếm phần đất Cao Nguyên Golan của Syrie mà năm 1974 quốc tế công nhận là vùng phi quân sự, ngay khi Assad lên máy bay. Vài giờ sau, Do Thái cho oanh kích xưởng chế tạo hỏa tiển của Syrie và tiếp tục oanh kích các kho vũ khí, nhất là kho bom hóa học, viện cớ công khai không để những vũ khi nầy vào tay loạn quân đang làm chủ Syrie. 

Chỉ đúng trong giai đoạn 10 ngày mà thôi, l'ennemi de mon ennemi est mon ami, kẻ thù của kẻ thù là bạn. Do Thái rất mừng loạn quân đã hạ bệ Assad, kẻ thù truyền kiếp, và hiện đang cho Iran mượn đường tiếp tế Hezbollah và Hamas. Tuyền thông Do Thái đã loan truyền lời tuyên bố của phát ngôn viên loạn quân: Đây là đất thánh của Hồi Giáo; đây là Damascus, căn cứ địa muslim. Từ đây đến Jerusalem (có bao xa). Chúng ta sẽ đến lấy Jerusalem; dân chúng Gaza hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn. “This is the land of Islam, this is Damascus, the Muslim stronghold. From here to Jerusalem. We’re coming for Jerusalem. Patience, people of Gaza, patience".

Năm 2011, Assad thành công tiêu diệt đối thủ với bất cứ giá nào, kể cả bom hóa học. Nhưng Do Thái muốn Assad giữ yên Syrie và Do Thái thỏa thuận cho Nga hành động với đều kiện Nga và Syria cho Do Thái tự do hành động chống Palestine.

Thỏa thuận nầy có ảnh hưởng Ukraine. Do Thái không hổ trợ Ukraine chống Nga xâm chiếm năm 2022. Zelensky đến Do Thái, không nói chuyện với quốc hội được vì tòa nhà quốc hội đang sửa không có chỗ họp (?1). Xưa vua tương lai nhà Châu đã họp chư hầu ngoài bãi ruộng.

Nhưng Do Thái hèn, chỉ thả bom và vượt biên giới khi Nga không ủng hộ Assad và đã di tản hầu hết tàu chiến và máy bay ra khỏi hai căn cứ tại Syrie.

Thổ Nhĩ Kỳ là bàn tay chính sau lưng loạn quân. Thổ chống Assad vì Assad theo hệ phái Shiite như Iran, không chịu đàn áp người Kurd đòi tự trị trên phần đất của Syrie và của Thổ. Nhóm Kurd nầy án binh bất động để HTS hạ Assad và lặng lẽ chiếm thêm đất. Assad đi nhưng nhóm Kurd có thêm nanh vuốt, sẽ làm Thổ mất sức trong tương lai.

Hoa Kỳ hiện có 900 lính đóng phần đất người Kurd kiểm soát, tiếp tục chống lại nhóm ISIS quá khích thành lập trong thời chiến Iraq vào lúc Obama làm tổng thống. Khi Assad tháo chạy, Isis vùng lên ngay và HK đã oanh kích, càng làm cho vùng nầy thêm rối loạn. Nói cho đúng, nơi HK đóng quân là vùng gồm rất nhiều tổ chức do Mỹ trợ giúp, thân thiện với nhóm người Kurd chính thống.

HTS, tuy chiếm thủ đô và được trao quyền cai trị, chỉ kiểm soát một phần đất nhiều dân và phồn thịnh, ước chừng 15 % diện tích toàn quốc. Một nửa lãnh thổ hiện đang được tranh giành giữa nhóm người Kurd và tổ chức thân Thổ Nhĩ Kỳ. Không kể những tay anh hùng xưng bá nhỏ, hai nhóm thân Thổ và Kurd có những vùng đất kiểm soát đầy đủ như cương lãnh riêng.

Những nhóm lớn nhỏ nầy từ xưa vẫn e dè Assad và chỉ gặm nhấm ăn mòn quyền lực trung ương cho đến khi Assad phải ra đi.

Không rõ khả năng cai trị của loạn quân HTS ra sao nhưng sự hiện diện của quá nhiều phe nhóm và các thế lực bên ngoài đủ khuynh hướng, ít ai có thể tin một nước Syrie trong tương lai gần sẽ ổn định như sự ổn định tương đối dưới bàn tay sắt của Assad.

1975, khi VC chiếm Saigon, VNCH hoàn toàn sụp đổ và trên toàn cõi không có một lực lượng nào chống đối, chỉ đánh võ mồm mơ hồ như Cao Đài, Hòa Hỏa, Catholic, phục quốc do tướng Nguyễn Khoa Nam chỉ huy, CS Nam Kỳ chống CS Bắc Kỳ v.v ... VC không gặp một trở lực từ bên ngoài như Do Thái đã đâm vào ngực HTS với việc hủy diệt tiềm năng vũ khí. Khmer Rouge chưa chống đối, hơn nữa Khmer Rouge làm sao so sánh với Do Thái. Một nước Tàu do Mỹ khai sinh 1972 còn quyết định gấp bội so với việc Mao Trạch Đông chiếm Hoa Lục 1949 làm mật khu hậu cần cho VC. Mỹ đã ra đi hoàn toàn không như Nga vẫn còn giữ căn cứ hải quân và không quân.

Có thể Nga sẽ thuê hai chỗ nầy vì Nga cần có mặt tại Địa Trung Hải. Quân cảng Crimea ở mãi trong xa của Hắc Hải mà còn bị cách trở bởi eo biển Bosphoros do Thổ kiểm soát.

Sự tương tự quan trọng nhất giữa hai lần thất thủ Saigon và Damascus, là ở Saigon VC sẽ áp đặt độc tài toàn diện, ngăn sông cách chợ, đi kinh tế mới và ở Syrie, HTS sẽ áp dụng luật Sharia muslim như Taliban ở Afghanistan.

Sự khác biệt quan trọng giữa hai sự thất thủ là ở Damascus dân chúng ùa ra đường mừng Assad bị hạ, trong lúc dân Saigon lo thót dái, chỉ có Phật giáo cầm cờ đi đón, lưa thưa tơ liễu buông mành.

Syrie. Đen loan quân HTS cầm quyền. Vàng quân Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. 
Tím: người Kurd. Cam nhiều nhóm lộn xộn. Xanh HK đóng quân.
Màu trắng ở giữa các phe đang tranh nhau 





Friday, November 29, 2024

Justin Trudeau gặp Donald Trump

Trump (trái) và Trudeau (phải) tại hội nghị Nato 2019, Anh Quốc

Trudeau đi Mỹ gặp Trump

Newsweek * Nov 29

Thủ Tướng Canada Justin Trudeau đã đến Palm Beach, Florida, chiều ngày Nov 29 để gặp TT Trump tại tư dinh Mar-a-Go, ông sẽ ở lai đấy qua đêm và sáng mai sẽ về nước sớm. Justin Trudeau đến Mỹ vì Trump dọa sẽ đánh 25% quan thuế vào mọi hàng hóa từ Canada và Mễ nếu hai quốc gia nầy không chận đứng làn sóng ma túy và người nhập cư vào HK. Và đấy sẽ là một trong những quyết định sớm nhất trong tuần lễ đầu tại chức.

Trước khi công du, thủ tướng Canada nói với báo chí rằng ông tin tưởng vấn đề sẽ được giải quyết ổn thỏa bằng hội đàm tích cực với Trump và không làm cho người dân Canada phải lo ngại. TT Trump đã ghép chung Canada và Mexico vào một vấn đề, tuy số người nhập cư qua biên giới Canada rất ít so với biên giới phía Nam. Nhưng Canada đã và đang dùng tài nguyên nhân lực và vật lực để bảo đảm an ninh biên giới. Nữ TT Mexico Claudia Sheinbaum và Trudeau đã điện đàm với Trump ngay sau bầu cử; cả hai vị nầy cho biết các lần nói chuyện nầy thiện cảm và thông hiểu nhau. Bà Claudia Sheinbaum nói rắc rối quan thuế sẽ không xẩy ra.

Trong nhiệm kỳ trước, Trump đã áp đặt quan thuế đối với nhiều nước khác. Canada đã trả đũa bằng cách đánh thuế hằng tỷ dollars trên hàng hóa nhập cảng từ Mỹ.

Kỳ nầy Trudeau thực tế hơn, ông đã quan ngại về số lượng hàng hóa và dịch vụ từ Canada vào Mỹ mỗi ngày 2.7 tỷ dollars. Ngoài vị trí hàng đầu nhập cảng vào Mỹ, Canada còn là quốc gia cung cấp thép, nhôm và uranium nhiều nhất.




Tuesday, November 26, 2024

Nam Mỹ coi thường Hoa Kỳ

 

An American backyard


Nam Mỹ xem thường Mỹ
Gordon Chang * Newsweek Nov 19,2024

Perou đã dành cho Tập Cận Bình cuộc đón tiếp trọng thể khi ông đến Lima họp thượng đỉnh hội nghị Liên Á cộng tác kinh tế, có lễ nghi quân cách của một quốc trưởng. Ngược lại khi Air Force One đáp xuống phi trường, Biden được chào đón lấy lệ bởi chính quyền địa phương. Tiếp đến Perou đối xử với TT Mỹ như lãnh tụ của một nước hạng bét. Bức ảnh chụp chung các sếp phó hội cho thấy Tập ở vị trí danh dự bên cạnh nữ TT Dina Boluarte, trong lúc Biden đứng ở góc cuối rất xa.

Nam Mỹ từ xưa được xem là vườn sau (back yard) của HK nay không còn kính trọng Mỹ nữa mà Tàu đã chiếm vị thế trọng yếu trong vùng. Thật vậy, Tàu là tay buôn bán, đối nhân, quan trọng nhất của Perou và toàn vùng Nam Mỹ và Tàu đang thực hiện sự cộng tác đầy đủ trong khối gọi là Global South  những nước nghèo đang phát triển.

Hợp tác có nghĩa là Tàu mua thực phẩm như đậu nành, những nguyên liệu như kim loại, dầu thô và đem qua bán những sản phẩm chế biến làm ngưng trệ kỹ nghệ địa phương. Ấy là hình thức thuộc địa mới. Tàu không chịu mua những sản phẩm chế biến tại Nam Mỹ, càng làm cho kỹ nghệ nguy thêm. Chỉ có Mễ không lâm vào tình trạng nầy, nhờ hiệp ước thương mại giữa ba nước Mỹ, Mễ và Canada.

Số lượng đầu tư của Tàu đã củng cố vị trí thượng tôn nầy. Tàu sẽ dùng các sáng kiến về giao thông, đường sá cầu cống làm thay đổi bộ mặt của khu vực. Tàu đã đưa ra quan niệm "nhất đái nhất lộ'' 一带一路 (One Belt one Road), một thuật ngữ hiểu tạm là phát triển đường bộ và đường thủy để thiết lập hợp tác với 150 quốc gia.

Nov 14, 2024, Tập Cận Bình đến Perou khánh thành hải cảng Chancay, xây dựng với kinh phí 1,3 tỷ đô. Thông tin tuyên truyền của Tàu đưa ra khẩu hiệu mới: "Từ Chancay đến Thượng Hải", không chỉ hàm ý liên lạc giữa Perou và Tàu mà giữa Perou với 150 hải cảng đang và đang xây cất với tài trợ của Bắc Kinh. Chancay sẽ biến thành ổ trục tăm xe (moyeu), giao điểm chính của hệ thống tiếp vận trong tay của tổ hợp quốc doanh vĩ đại Cosco, nối liền hai bờ Thái Bình Dương và làm đầu cầu cho Tàu bước vào Nam Mỹ vơ vét nguyên liệu đem về. Hải cảng nầy sẽ làm thay đổi nền mậu dịch giữa Trung Mỹ, Nam Mỹ và Thái Bình Dương. (Cosco: China Ocean Shipping Company).
Perou đã cho Tàu toàn quyền hành động sử dụng Chancay, ra khỏi thẩm quyền quản trị của tổng nha hải vụ Perou.
Hải cảng được thiết kế như một quân cảng mà hải quân Tàu sẽ dùng làm bản doanh dòm ngó Tây Bán Cầu. Giới quan sát quân sự xem đấy là mối nguy hiểm lớn nhất cho HK từ khi có cuộc khủng hoảng hỏa tiển Cuba 1962 thời Kennedy. Đây là sự thách thức của Tàu đối với chủ thuyết Monroe.
Năm 2013, Obama đã từ bỏ chủ thuyết nầy nhưng 5 năm sau, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong chính phủ Trump đã làm sống lại khi tuyên bố: 'Không quốc gia nào được phép thiết lập quan hệ thuộc địa cũ hay mới với bất cứ quốc gia nào trong Tây Bán Cầu'.
Hãy nhìn lại thực sự ngày nay. Chiến hạm Tàu có thể dùng cơ sở nầy khi có tương tranh với HK, hay khi bình thường thì yểm trợ các cuộc hành quân nhỏ hơn để quấy phá HK và đồng minh. Bao nhiêu năm nay, chính phủ HK nối tiếp nhau để mặc Tàu thao túng Nam Mỹ.
HK có thể vợi lại phần nào bằng cách tái hoạt các minh ước thương mãi với Trung Mỹ và các đảo quốc trong Biển Caraibe cũng như ký các thương ước mới với các quốc gia quan trọng.
Vẫn còn may là tổng thống mới của Argentine nói ông không chơi với cộng sản, không để xứ nầy gia nhập khối Brics do Tàu chỉ huy.
Chính phủ Trump trong tương lai sẽ gặp mâu thuẩn tự thân. Trump sẽ áp đặt tariff trên mọi sản phẩm nhập cảng gây khó khăn cho nền kỹ nghệ ở những xứ mà HK cần làm đồng minh.
HK khó bề lấy lại phong độ xưa. Perou hiện đi hàng hai. Một mặt cho Tàu uy quyền tuyệt đối sử dụng siêu cảng Chancay, một mặt vẫn là một trong ba quốc gia Nam Mỹ ký kết với HK minh ước mậu dịch tự do.
"Tariff Man Donald" sẽ làm gì để kéo Nam Mỹ trở thành "back yard" như cũ?