(tôn thất tuệ, 1939 bến ngự huế, tiểu học nam giao, biết đọc biết viết, georgia usa 30747)
add this
Sunday, December 29, 2024
HOA KỲ KHÔNG ĐIỀU BINH ĐẾN SYRIA
Tôn Thất Tuệ
Ngày Dec 24, 2024, Web Mậu Thân đưa tin quân đội HK đã vào chiếm các căn cứ quân sự của Nga khi Nga dọn đi để trống; bản tin không ghi xuất xứ. Bản tin rất nổi với nhiều bức ảnh, nhưng đều là những bức ảnh cũ với ghi chú thời sự hiện giờ.
Lối trình bày xen kẻ không thể phân biệt là bài hay ghi chú caption. Nhưng dẫu sao vẫn là các hình ảnh cũ liên quan đến Syria. Ngoại trừ hình màn ảnh của một video từ X, đề ngày Dec 24: ghi rõ tiếng Anh: The US Army is returning the Kobani base.
Nhưng caption viết tiếp không rõ làm như giải thích lính Nga đến chiếm căn cứ năm 2019. Video 20 giây chỉ chiếu xe nhà binh ngoài đường phố chen với xe du lịch, có nghĩa không phải là chuyển quân nhân và quân cụ dù của Nga hay của Mỹ xưa hay nay.
Tin Lục Quân HK vào chiếm các căn cứ cũ Nga để lại không phải là chuyện đùa.
Chúng tôi đã search các tin tức liên hệ. Không biết tin tức tình báo và tối mật thì sao. Cứ như tin hạn hẹp lui tới AP, CNN, Fox News thì Nga chưa di chuyển hết mọi thứ ra khỏi hai căn cứ không quân và hải quân.
Ngay từ khi phiến quân HTS vây thành phố Aleppo, Nga đã cho các tàu chiến ra khơi neo cách bờ 15 km. Nga cho biết các căn cứ nầy đặt trong tình trạng cẩn mật nhưng không có đe dọa từ HTS. Nga tiếp tục dùng tàu thủy vận tải mà tàu xấu quá hai chiếc chìm.
Sự di chuyển vật dụng máy móc trang bị là có thật, căn cứ vào tình báo và không ảnh nhưng ít ai nói rõ ý định của Nga.
Nga đã thuê từ Assad 49 năm có thể tái tục. Nay HTS mới vô có thể dựa vào nguyên tắc liên tục quốc gia mà cho Nga tiếp tục sử dụng, cũng đủ để giữ thể diện nếu muốn. Hoặc giả tuyên bố Assad không có quyền và mời Nga ra đi.
Theo ý riêng, Nga sẽ tìm mọi cách để ở lại, nhất là căn cứ hải quân. Trong vùng nước ấm, Nga chỉ có căn cứ Crimea ở Hắc Hải nhưng Crimea cách Địa Trung Hải phải qua eo biển Bosphoros với một số giới hạn quốc tế qui định và giao cho Turkey thi hành. Crimea vô cùng quan trọng trong thời Liên Xô. Trong thời hậu Liên Xô Nga mới có căn cứ hải quân ở Syria nằm ngay Địa Trung Hải; thật ra Nga còn có căn cứ hải quân ở Libya. Khác trường hợp Syria có khế ước thuê, Nga chỉ có hai căn cứ "de facto'' ở Banghazi và Tobruk thuộc quyền của một lãnh chúa, và chưa có khế ước chính thức với Libya.
Có thể suy diễn ngược lai, Nga sẽ bỏ Syria và sẽ hợp thức hóa căn cứ hải quân Libya, cũng không xa Syria bao nhiêu. Từ Syria đi hết bờ biển Ai Cập là đến Tobrub ở ngay biên giới. Hiện nay Nga đã chuyển quân cụ từ Syria đến Libya, làm cho Ý và Hy Lạp lo ngại. Căn cứ Libya không xa chỉ cách hai nước nầy 500 miles. Căn cứ Libya có nhiều lợi điểm chiến lược hơn; ngó ra Địa Trung Hải, ngó xuống Phi Châu, một lục địa mà Nga có canh bac lớn nhiều tẩy (high stake). Libya cung cấp và huấn luyện lính đánh thuê cho Wagner ở Nga.
Chúng tôi chỉ nói theo tin tức thu hẹp của người bình thường, Nga chưa rút khỏi hai căn cứ ở Syria; một khi hai nơi nầy trống mà Mỹ nhảy vô chiếm là chuyện thường.
Lính cũ của Assad bỏ đồn trại trống thì quân Do Thái chiếm ngay cũng như vượt biên giới chiếm cao nguyên Golan.
Syria coi bộ vườn không nhà trống. DT đã có 400 phi vụ ngay khi Assad ra đi, triệt hạ các cơ sở quân sự nhất là các xưởng sản xuất vũ khí hóa học. Oanh tạc mãnh liệt làm cho địa chấn kế Richter nhảy lên 3.5. DT nói mục đích không để những thứ độc hại nguy hiểm ấy vào tay quân khủng bố. Ai là quân khủng bố? Turkey đã nuôi dưỡng quân đội chiếm đất Syria rồi sẽ sáp nhập như kiểu Nga ở Donbas, Ukraine.
DT còn làm vậy, huống chi HK không dám chiếm hai căn cứ cũ của Nga hay sao.
Ngay cả Biden cũng không biết chắc có bao nhiêu lính Mỹ trên đất Syria, ông nói có lẽ nhiều hơn con số chính thức là 900, đóng trong vùng tự do trong ảnh hưởng của người Kurd.
Bộ ngoại giao Mỹ chính thức xác nhận Mỹ đã tiếp sức cho HTS chiến thắng trở thành chính quyền mới; do đó rất có thể HTS sẽ không nói năng gì khi Lục Quân sẽ vào các căn cứ cũ của Nga, nếu Nga thực sự rời bỏ vì bất cứ lý do nào.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment