add this

Saturday, December 28, 2024

Từ bỏ quốc tịch Do Thái

Israeli Citizenship Has Always Been a Tool of Genocide — So I Renounced Mine
Avi Steinberg * Newsweek Oct 26, 2024

Mới rồi tôi đã đến Lãnh Sự Quán của Do Thái ở Boston đệ nạp giấy tờ xin chính thức từ bỏ tư cách công dân của tôi. Tối hôm trước, TV chiếu một loạt không tập của DT trút bom xuống các trại tỵ nan lều vải Gaza.
Học giả, ký giả, luật gia khắp thế giới hiện tiếp tục kê khai chi tiết các tội ác của DT từ tháng Oct. 2023, kết án DT về tội ác chiến tranh chống loài người và diệt chủng. Nhưng họ không để ý nguồn gốc kinh hoàng trong quá khứ. Trong khối hổn loạn của sự việc, tư cách công dân là một công cụ lợi hại trong diễn trình diệt chủng đang kéo dài.
Quốc gia DT, từ khi lọt lòng, đã dựa vào các đạo luật kỳ thị chủng tộc để củng cố chế độ quân phiệt mang sứ mệnh thực dân là tiêu diệt Palestine.

Phần trên đầu khống chỉ (form) tôi đệ nạp hôm ấy trích một đoạn trong đạo luật "tư cách công dân" năm 1952 làm căn bản pháp lý cho quy chế nhân thân của tôi kể từ lúc mới sinh. Việc tôi từ bỏ quy chế nầy liên quan quan đến đạo luật trên nhưng đúng hơn liên quan tình hình khu vực địa dư thập niên 1950 làm nơi sinh cho luật nầy.
Năm 1949 vài tháng sau ngày hòa ước đình chiến được ký kết theo chữ nghĩa để chấm dứt chiến tranh 1948, người lập cư DT - nhờ đã sát hại từng loạt hay đuổi 3/4 dân số Palestine địa phương - đã tìm cách củng cố chính quyền quân phiệt. Mục đích chính yếu là ngăn chận sự trở về của người Palestine mà họ đã săn đuổi khỏi quê quán và ruộng đồng và chuyển giao đất đai của các nạn nhân vào quyền sở hữu hợp pháp của nhà nước để chia nhỏ cho các đợt nhập cư người DT từ hải ngoại. Hơn 500 làng Palestine trong một năm đã vắng người và xóa khỏi bản đồ vĩnh viễn. Chiến lược quân sự, xã hội và pháp lý của nhà nước nầy là tạo nên một đa số dân cư Juif trên một vùng đất có 90% dân cư không phải là Juif trước các đợt nhập cư mới.
Người Palestine vẫn còn chống cự, những biên giới đơn phương ấn định năm 1949 vẫn còn thưa lọt, các vùng nông thôn chưa hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát mới. Người Paleatine tỵ nạn sống trong các lều vải, cách xa làng cũ dăm ba cây số, sống tạm mỗi ngày ăn một bữa và quyết lòng trở về quê quán và ruộng đồng sau ngày đình chiến.
Một số người muốn vận dụng hệ thống pháp lý thực dân, họ khiếu nại đòi thi hành Tuyên Ngôn Độc Lập công nhận quyền bình đẳng của mọi người. Nhưng văn kiện nầy chẳng có ý nghĩa gì, mà chỉ là một cớ tuyên truyền để xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Trong suốt thập niên sắp đến, DT dùng mọi phương tiện bạo lực để hủy diệt sự liên hệ của người Palestine với quê xưa. Từ tháng 4.1949, DT áp dụng chính sách "bắn hạ tự do" những kẻ xâm nhập, tức là những người Palestine trở về chốn cũ mà gia đình đã bao thế hệ sinh sống. DT lùng bắt dân chúng và người làm ruộng trục xuất khỏi biên giới; từ đó xuất hiện các trại tỵ nạn theo biên giới Liban, Jordan và nhất là trong vùng Gaza do Ai Cập chiếm đóng. Do đó, Gaza là vùng có mật độ cao nhất thế giới.
DT đã lợi dụng tối đa ngưng chiến để tẩy trừ sự hiện diện Palestine trên quê hương, và kinh nghiệm ấy còn được dùng sáu bảy chục năm sau cho đến ngày nay. Đuổi dân Palestine khỏi xứ, bách hại những kẻ còn ở lại và tẩy xóa thực thể Palestine khỏi sinh hoạt bình thường và trí tưởng thế giới.

Bên trên là bối cảnh xuất hiện các đạo luật về quyền công dân trong thập niên 1950. Trước tiên là Đạo Luật Trở Về (The Law of Return) ban hành 1950 cấp quyền công dân cho tất cả người DT trên thế giới, được điểu chính và khai triển bởi Luật quyền công dân (The Citizenship Law 1952). Luật nầy hủy bỏ quy chế công dân của mọi người Palestine. Được thi hành tàn bạo bởi lực lượng quân sự, luật nầy đã biến người nhập cư làm người gốc địa phương và biến người Palestine làm ngoại trú nhân. DT đã bình thường hóa việc chiếm ngụ, nhập tịch cho người nhập cư, phân loại các hạng người để loại bỏ người Palestine.

19 năm sau khi luật công dân 1952 ra đời, cha mẹ tôi rời Hoa Kỳ để sinh sống ở Jerusalem, được cấp tư cách công dân và được hưởng mọi thứ quyền theo luật trở về. Với nhiệt thành ngây ngô tuổi trẻ, cha mẹ tôi đã sắp xếp để trở thành vừa là người Mỹ tụ do chống chiến tranh VN vừa là những kẻ lập nghiệp có vũ trang trên vùng đất của kẻ khác.
Ông bà đến ở một phường của Jerusalem đã được tẩy trừ chủng tộc xấu mấy năm trước. Ông bà ở một ngồi nhà được xây dựng và cư ngụ bởi một gia đình Palestine thuộc cộng đồng bị trục xuất qua Jordan và bị cấm trở về dưới họng súng. Với giấy tờ công dân, cha mẹ tôi làm chủ ngôi nhà nầy.
Việc đổi một lấy một nầy không có gì bí mật. Nhiều gia đình giống như của tôi sống trong khu vực nầy, hãnh diện làm chủ những ngôi nhà Arab, trần cao, trang trí xinh đẹp khác với những khu chúng cư  xấu xí dành cho người mới nhập cư.
Tôi sinh ra trong làng Ayn Karim đã được làm sạch sẽ khỏi mùi Palestine; khu vực danh tiếng vì có nhiều nét kiến trúc đẹp kiểu Arab nhưng không có bóng dáng của một người Arab làm ô uế cảnh trí huy hoàng.
Cha tôi gia nhập quân đội DT và cùng nhiều người khác tiến thân từ đó và sau cuộc xâm chiếm Liban 1982 được mang tước hiệu: người tự do xây dựng hòa bình.
Hòa bình, với những anh hùng nầy có nghĩa là sống trong một quốc gia đa số DT mà tội ác nguyên thủy của nhà nước và diễn trình tẩy sạch chủng tộc vẫn còn nguyên và tiếp tục, đã được hợp thức hóa nhằm xây dựng cái hòa bình nầy. Nhưng hòa bình với người Palestine có nghĩa chiếm đóng vĩnh viễn, lưu đày muôn kiếp.

Nhân khi kể lại những chuyện trên, tôi không xem quyết định từ bỏ quốc tịch của tôi là một cố gắng đủ sức đảo ngược quy chế pháp lý không có một chút gì gọi là chính thống. Luật công dân DT dựa trên tội ác bạo động xấu xa nhất mà loài người biết tới, dựa trên kinh tụng thánh lễ lừa dối nhằm tẩy xóa che dấu những xấu xa ấy. Bộ mặt hành chánh công quyền, những khuôn dấu của Bộ Nội Vụ v.v... không gì khác hơn là các công cụ xua đuổi, bứng gốc những gia đình của một dân tộc từng sống bao thế hệ.
Trong chiến dịch diệt chủng dân địa phương Palestine, nhà nước DT đã vũ khí hóa sự hiện diện của chính tôi và của nhiều khác qua việc sinh ra đời và đời sống cá nhân. Bức tường ngăn chận người Palestine trở về nhà được dựng lên bởi giấy tờ căn cước cũng như những tấm xi măng.
Công việc của chúng ta là tháo bỏ những tấm xi măng ấy, xé bỏ những giấy tờ ngụy tạo, khước bát những ngụy ngữ, những luận điệu chính thống hóa những bất công và những cơ cấu đàn áp nói trên.
Với những ai nói không mỏi miệng nhàm tai rằng DT có quyền tự quyết, tôi xin nói rằng nếu có, quyền ấy không thể sử dụng bằng chiếm cứ, xâm lăng, tiêu diệt một dân tộc khác. Vài nước Âu Châu đã lấy đất của người DT nay trả lại hay đã đền bù tương xứng. Người Palestine không nợ đất đối với DT, đất của họ của tổ tiên. Trong quá khứ và hiện tại Palestine không làm những tội ác chống DT như các nước Âu Châu nầy. Việc giải phóng DT không tách khỏi các phong trào xã hội rộng lớn; do đó nhiều người DT đã theo chủ trương xã hội bạo động thời trước thế chiến và nay vẫn theo vết cũ bạo động trên vùng đất của Palestine.

Là một tín đồ Do Thái Giáo hành đạo, tôi tin rằng kinh Torah rốt ráo cùng triệt với lời xác quyết rằng dân tộc DT, hay bất cứ dân tộc nào, không có quyền đối với bất cứ vùng đất nào và phải thực thi những trách nhiệm luân lý trọng đại. Kinh dạy rằng nếu bạn áp chế một quả phụ, một cô nhi, nếu bạn ỷ vào quyền thế mà tham lam và gây bạo động, làm giàu trên sự thiệt hại của kẻ khác, nếu vậy, bạn đã đi ngược với sự ngay thẳng đạo đức công bằng của God. Kinh Torah đã bị dùng sai bởi các chính quyền mê đất đai và xem đó là bằng khoán God cấp đất cho. Tuy nhiên nếu là bằng khoán, Torah vẫn không hàm ý dung tha bóc lột kẻ khác.
God trong Torah là God công bằng, ghét những kẻ tiếm quyền và chiếm đóng. Chủ trương DT lập quốc (Zionism) không dính líu với Do Thái giáo và lịch sử DT. Zionism đã tìm trong những nguồn kinh điển nầy những điều có thể diễn giải tùy hứng để biện minh các hành vi thực dân gây tai hại cho nhiều người. Zionisn luôn dùng lịch sử mà nói DT là nạn nhân như một vũ khí để biện hộ một cách buồn cười các chính sách phi nhân.
Thực dân Zionism không thể cải thiện hay tự do hóa. Xuyên qua các đạo luật về quyền công dân, DT đã thực hiện diệt chủng một cách công khai và có phương pháp. Những biện pháp như cấm chuyển giao vũ khí, tẩy chay, trừng phạt, rút đầu tư v.v... chưa tạo nên một viễn kiến chính trị. Điều cần thiết là phi thực dân hóa (decolonization) vừa là phương tiện vừa là cứu cánh.
Phong trào đã thành hình với nhiều tầng lớp xã hội khắp thế giới tin tưởng vào tiêu chuẩn luân lý duy nhất là một xứ Palestine tự do, thoát khỏi sự thống trị thực dân.
Việc hủy bỏ tư cách công dân của tôi chỉ là một viên gạch rất nhỏ rút khỏi bức tường phi nhân, nhưng vẫn giữ, theo ý nghĩ riêng, giá trị một viên gạch nhỏ, đứng ngoài bức tường cần được xô sập.

  

 

No comments:

Post a Comment