add this

Wednesday, January 8, 2025

phiền não tức bồ đề





♪♪♪
 'Rüyanda görsen inanma'


Phiền Não Tức Bồ Đề
Tôn Thất Tuệ
 
Bản nhạc trên đây có chút má quái, một phần vì chúng ta không quen lối nhạc lịu vào nhau như thầy Hương nói vì ăn ớt cay, cà ri cay, vừa nói vừa ăn, thầy Hương nổi tiếng làm chủ xe buýt chở học sinh và chủ ga ra sửa xe; có kẻ thối mồm nói nhiều khi thấy tay thầy còn dính dầu mỡ đen thui, miệng đọc Kiều thuộc lòng vanh vách.

Đấy là một bản nhạc Thổ Nhĩ Kỳ xứ gà tây "Turkey". Tiếng Turc chúng tôi không biết gì, ngoài ý niệm là một "chén thuốc bắc" được sắc trong lịch sử dài trong cái siêu chính địa tiếp nhận nhiều nền văn hóa như Ba Tư, Arab, Hy Lạp, La Mã và cả Ấn Độ, có người nói Turc dây mơ rễ má cả tới Nhật Bản và Đại Hàn. Gà Tây còn là bằng cớ văn minh kẻ bị trị đã cải hoán máu rừng rú của kẻ xâm chiếm, răng đen mã tấu. Một lớp gười mất nước ra công tác giúp nhóm người Turk rừng rú cai trị và tiến đến đế quốc Ottoman to lớn và Ottoman đã chiếm đế quốc La Mã Miền Tây, đẩy Giáo Hội TCG Orthodox lên Nga. Nói vậy thì biết tiếng Turk phức tạp đến chừng nào.

'Rüyanda görsen inanma' đầu đề và là câu cuối: Don't believe it, if you see it in dream. Đừng tin điều đó dù có thấy trong cơn mơ. Câu mở đầu là Arkadaş sen bu değilsin / Friend you are not this. Bạn không phải như thế ấy. Chen lẫn ở giữa có những câu như: áo quần bên ngoài không phải là bạn; mà tư tưởng, ý thức của bạn mới trường tồn, bạn không thể dém nhẹm khuôn mặt (hình hài nhân thể ư?). Chúng tôi không thể hiểu vì chỉ biết qua bản dịch tiếng Anh; thị trường dịch lời ca (lyric translation) lắm điều sai lạc.

Nhưng tàm tạm, có thể thấy tính chất tổng gộp gợi ý "bạn không phải như rứa" gần với như thị, thế ấy: như thị nhân, như thị duyên; duyên như vậy nhân như vậy. Điều ấy qua giọng hát Sila được hiểu là chân ngã, ngoài khả năng ngôn ngữ. Giống như bài hát của Dalida: Pour en arriver là. Chỗ ấy bạn gọi là Niết Bàn, Địa Đàng Eden, quê mẹ, chùa Linh Mụ, nhà thờ Thiến An ..cái chi cũng được.. Nhưng để tới chỗ ấy, ở chỗ nầy tôi đặt lại vấn đề, tôi hoài nghi God, hoài nghi anh và hoài nghi cả chính tôi.

thầnn Janus
Nếu không có ai ghi lại lời ca và dịch thì chúng tôi xem như một bản nhạc không lời, như một andante của Tchaikosky, một adagio của Mozart. Nhưng vì có bản dịch chúng tôi phải viết thêm như trên.
Trước khi gặp bản dịch nầy, chúng tôi đã nghe đi nghe lại bản nhạc ma quái nầy. Qua cảm nhận riêng tư và sau khi nghe các cung đoạn, chúng tôi đã cho bài hát cái tên rất PG là phiền não tứct bồ đề. Phiền não và bồ đề là hai mặt dính nhau như thần Janus của Hy Lạp, như tượng đeo cổ của người Miên là hai mặt Phật giống nhau đâu lưng nhau. Phiền nào và bồ đề là hai trạng thái tạm bợ đục trong của một thực thể là nước, chuyển hoa cho nhau rất nhanh như giác ngộ nhanh chớp sáng.
Tạm chia bản nhạc gần 6 phút ra làm hai, lưng chừng ở 3:24, hơi nhạc đã thay đổi, mạnh mẽ hơn, nhịp nhanh hơn. Điểu tạm gọi là ma quái lê thê chỉ có ở phần đầu; sau chỗ nầy tươi vui hơn.
Phần sau như ca khúc khải hoàn chiến thắng ma vương. Nhưng lối diễn đạt chừng mực như một hòa khúc của người Nhật mô tả sự giác ngộ của Phật. Truyền thống Ấn Độ mô tả thành công nội tâm dưới hình thức những trận chiến của các vị thần. Lời ca của Sila có câu khó hiểu: chúng ta đòi lại quyền của chúng ta. Phải chăng là quyền con người tự giải thoát khỏi u muội của chính mình?
Phần thứ hai có chỗ phần nào quyết liệt: yok, yok. Khác nào chữ "án" trong các chú. Án / tất điện đô mạn đà là. Nghe "án", trời, người, cây cỏ phải ngưng việc mà nghe. Trong các buổi chẩn tế tháng bảy, Thấy Châu Lâm dùng ấn gỗ đập vào bàn như búa gỗ của Tòa, phát ngôn một chữ án, rồi ngưng như dấu lăng trong âm nhac. Án, các pháp giới đều an tịnh, như rủ mọi thứ râu ria xao động mà trở lại trạng thái tinh khôi nguyên thủy.

Xin nhường thời gian và không gian để chư vị tra hỏi người đẹp Sila sinh 1980 muốn nói gì. Rüyanda görsen inanma là cái quái gì?

Xin tham khảo thêm: Pour en arriver là, Dalida



No comments:

Post a Comment