Cầu Phủ Cam
Cầu Tiệm Rượu
Tôn Thất Tuệ
Dạ thưa, nói chuyện tầm khào trước. Chừng 1972 đói meo ra làm việc ở Vũng Tàu nhưng tuần nào cũng ăn thịt chó, rượu nếp than thả dàn. Số là Trung Tâm Xây Dựng Nông Thôn đóng ở Rạch Dừa, ngoài cổng quốc lộ Bà Rịa Vũng Tàu là một dãy quán thịt chó e cả hai chục tiệm. Mặc sức mà chọn chỗ nào nhựa mận số dách, chỗ nào dồi nâm bờ oan. Nhân viên của tôi nhắm mắt đi cũng tới nơi. Trung Tâm nầy muốn có vẻ cách mạng, đều gọi đại tá chỉ huy trưởng bằng anh, anh Bé thay vì đại tá Bé, huống là tôi.
Sáng thứ ba nào cũng vậy, tui bước vô thì hai hay ba nhân viên chận hỏi: Anh, tối qua anh mơ thấy gì? Nghĩa là thấy chi để đoán số đề vì chiều xổ số. 10 lần đoán là 8 lần trúng; chúng trúng đề thì trả công bằng thịt chó, sống trên đời ăn cái dồi chó, chết xuống âm phủ biết có có mà ăn không.
Hy hữu nhất là ba lần kể sau đây.
Thứ nhất, nằm mơ thấy bảy con rắn sợ quá nhảy qua hàng rào chè tàu thấy ba con nữa. Đến sở, tui nói chuyện rắn, mấy thằng đàn em quyết đánh 73 và trúng thiệt, hẹn đi phất cờ tây ngày mai. Trước khi đi làm, tôi nói mụ nhà đi chợ ghé chỗ quen ghi 5 đồng 73, cả năm nay không đi thăm ông Huyện. Tôi tin bà nhà cũng trúng nho nhỏ thì ra tờ giấy người ta ghi là 75 thay vì 73. Trật lất, cái số con rệp thì cứ rệp rệp dậm chân tại chỗ.
Thứ hai, thấy đại tá Dần chỗ quen biết, chồng chị Hường, nhà ở trong trường Đồng Khánh bên phía Khải Định mượn. Đại tá Dần đi thăm đại tá Bé. Tui phán: tụi bây đánh con cọp nhỏ thử coi. Cọp lớn là 66, cọp vừa là 36, cọp nhỏ là 06. Chiều 4 giờ xổ số quốc gia giúp đồng bào ta trở nên giàu sang mấy hồi. Con cọp con mang số 06 nhảy ra chào mừng tân triệu phú gia. Trúng nữa, thịt chó "again". Xổ số mau lên, nai đồng quê đem lên.
Thứ ba, hai ông Phật ngồi đâu lưng, một ông to một ông nhỏ, không như tượng người Miên đeo cổ hai ông bằng nhau. Tính toán không ra, nhân viên cứ đến hỏi, anh anh đánh số mấy. Tôi đứng dậy, xoay lưng thì thấy tờ lịch hôm qua chưa bóc; tôi giựt xuống bèn nhớ hai ông Phật giáp lưng, ông to ông nhỏ. Thì trên tờ lịch, ngày tây in chữ to, ngày ta in chữ nhỏ. Tôi bảo đệ tử đánh cả hai số ấy, số đầu số đuôi, xuôi ngược. A Di Đà Phật, số đầu số đuôi y chang hai ngày âm dương. Khỏi cần nói thêm; mắm tôm, lá mơ, riềng.
Lây qua Cầu Phủ Cam là như thế nầy: tối qua tôi mơ thấy thầy Võ Văn Dật giải thích giúp công ty xưa SICA ở Đà Nẵng là Société Indochinoise de Commerce et Artisanat vì tôi nghi cấy "xi ca" nầy nằm trong tên gọi cầu Phủ Cam là Cầu Tiệm Rượu hay Cầu Tiệm Rượu Xi Ca. Khi trong tai vẫn còn âm hưởng mấy chữ tiếng Tây, tôi thấy trên écran tấm hình với ghi chú: Cầu Phủ Cam nhìn từ Cầu Bến Ngự; giống như thấy đại tá Dần muốn gặp đại tá Bé để bắt cọp.
Thức giấc, thấy buồn tê tái, người như vữa ra, tuy chỉ nhớ một khúc bờ sông, một bên là hàng rào của tiểu khu quân sự Thừa Thiên, cỏ cao, không có gì đặc biệt. Cảm thấy mình ngang bằng với đại văn hào Albert Camus với câu ngắn khó hiểu: De l'Algérie, on ne guérit jamais (bệnh nhớ Algérie, làm sao mà chữa lành).
Cầu Tiệm Rượu Xi Ca; cái âm "xi ca" chưa chắc đã là Sica Đà Nẵng nhưng có điều tin tưởng chỗ nầy đã không phải là quán rượu, tửu điếm trà đình; có liên quan đến rượu thì có lẽ là nơi sản xuất, nơi phân phối hay văn phòng v.v...
Tôi chưa bao giờ hỏi ai trực tiếp hay trên internet vì sao có tên Cầu Tiệm Rượu, dĩ nhiên là một hổn danh (nick name) như Cầu Ván là Cầu Nam Giao. Bây giờ không biết ra sao. Cứ như những năm trước 1975, ở góc cầu nầy bên phía nhà thờ, hướng về Bến Ngự, là một khu đất lớn hầu như không có nhà cửa gì; bao quanh hai mặt đường Nguyễn Trường Tộ và Phan Chu Trinh là một bức tường vôi, không cao lắm, ngang đầu một người trung bình. Bức tường nầy chạy lên gần đến đường rầy xe lửa đến trước mặt từ đường của gia đình ông Diệm, nơi ông Cẩn ở cho đến đảo chánh 1963.
Tôi tự hỏi phải chăng đó là địa điểm của nhà máy, trụ sở của xi ca. Mãi cho đến 1950, tôi còn nghe hai thứ rượu: rượu lậu và rượu xi ca; rượu lậu là nấu trái phép.
Quá hơn một nửa ngân sách chính quyền thuộc địa Đông Dương là lợi tức của ba công quản: thuốc phiện, muối và rượu (régie d'opium; régie d'alcool, régie du sel), độc quyền của nhà nước thuộc địa. Các tài liệu về công quản rượu và nghiên cứu phát triển kinh tế lẫn hóa học về rượu của BS Calmette và Viện Pasteur không đề cập đến thương hiệu Sica.
Tuy nhiên theo một cuốn sách về quan thuế và công quản xuất bản 1930 tại Hà Nội, việc sản xuất rượu ở Trung Kỳ do 18 lò cất rượu đảm trách; trong đó 10 lò thuộc về Société Industrielle et Commerciale de l'Anam (Công ty kỹ nghệ và thương mại An Nam), bao thầu khai thác với công quản rượu. Hy vọng đấy mới là xi ca (Sica) khác với Sica ở Đà Nẵng.
Bốn góc đường hai bên cầu chỉ có nơi nầy dự đoán là lò nấu rượu (distillerie d'alcool). Góc đối diện cùng bờ sông nhà cửa vườn tượt liền nhau, dính với tư dinh Ngô tổng thống. Bên tê sông góc phía Bến Ngự thuộc giáo phận TCG Thừa Thiên gồm tư dinh tổng giám mục, ăn thông với dòng Nữ Tu Thánh Tâm và nhà in Thánh Tâm. Góc kia là trường Bá Công xưa.
[Cập nhật, một người cố cựu ở Phủ Cam cho biết đúng là Tiệm Rượu Sica, tuy không phải là quán rượu. Từ đó, làng Phủ Cam có thêm nghề nấu rượu. Chúng tôi tưởng tượng thêm, bã rượu hay hèm nuôi heo mau lớn không bệnh, phải chăng từ đó họ đạo nầy nổi tiếng làm nem bên cạnh nghề chằm nón?]
Nếu hiểu cây cầu không chỉ là một vài bằng xi măng cốt sắt mà cả khung cảnh sống bao quanh, góc cầu nầy đã ảnh hưởng đến VN từ khi ông Ngô Đình Khả đốc thúc thi hành chỉ dụ thành lập trường Quốc Học của vua Thành Thái cho đến cuộc đảo chánh 1963, không kể những di lụy trường hạn. Người ta không còn thấy những ông đại biểu, tỉnh trưởng, tư lệnh vùng đứng ngoài đường trước "tiệm rượu xưa" chờ được gọi vô chầu ông cố vấn chỉ đạo tối cao Trung Phần.
Cặp mép bờ sông, các ngôi nhà dân trung bình, không kể dinh thự của bà Cả Lễ đem chúng ta đến những ngoại ô thành phố Âu Châu, mái đỏ và dốc hơn để tránh tuyết đọng. Ngày nay đứng bên kia sông theo đường Hàng Muối, người đời có thể nhìn qua đó mà tưởng đến hôn lễ vô cùng trọng đại giữa con gái của bà Cả và ông Trần Trung Dung, bộ trưởng quốc phòng, hoa tươi phải dùng máy bay DC3 chở trong Nam ra. Và nhớ đến đôi vợ chồng son nầy âm thầm đi nhận xác hai cậu Diệm Nhu đem chôn với một người thân thứ ba là cha Thuận cũng gọi người chết là cậu ruột; và làm tờ khai tử cho tuần vũ Ninh Thuận ở xã Phú Nhuận, Gia Định. Đám ma của nhị vị nầy là dê rô, không nghĩa lý gì với quốc táng ông Diệm tổ chức cho anh cả Ngô Đình Khôi, chết chung lấp chung một lỗ với Phạm Quỳnh. Con trai duy nhất của ông Khôi chết chung với bố, cho nên xẩy ra một cuộc chạy đua làm con trai trưởng, có nghĩa gọi tổng thống bằng chú ruột. Người trúng cử là một ông cựu giám đốc công an Trung Việt, đội đai rơm, tay cầm gậy, đi thụt lui, ôm kiệu đám mà khóc thương cha già.
Lúc ấy cụ cố (mẹ của các Ngô đại nhân) nhờ tay phục dược của BS Quyến mà sống bền; tuy vậy thiên hạ đã tưởng tượng cái đám ma của cụ cố sẽ to gấp trăm lần đám ma ông Khôi, rềnh rang trăm lần hơn cuộc đón rước Đức Cha Thục về Huế. Nhưng người mẹ già đặc biệt đã "buried her three sons", trong nghĩa đã chết sau ba con trai, để không hưởng một đám ma lịch sử. Ấy là tại cái nốt ruồi (chiếu lệ) dưới mắt của ông Diệm. Ông Đỗ Mậu nói việc nầy thầy tử vi Đồng Hới đã đoán khi ông Diệm còn ở bên Mỹ rục rịch trở về.
Nhưng mà thôi, con đường Hàng Muối của tôi ơi, may quá những trái muối chín đen chưa xuất hiện, để không thêm vị mặng đời người, để tôi nhìn thấp. Đứng trên cầu Phủ Cam hay cầu Bến Ngự sẽ thấy Quyết tinh anh như sen trắng; người con gái của thầy Thám dạy Pháp văn làm đối ảnh với bên kia sông những nữ tu Sacré Coeur áo dòng đen, đeo nặng trước ngực những thánh giá kim loại to bản, như chừng nửa kí lô.
Tôi đã quên những trái muối chín mặng nhưng chưa có trái nhãn lồng chín ngọt. Đứng trên cầu, trong tư thế không mặng không ngọt nầy, tôi tự hỏi, và hầu như đã trả lời có, về ảnh hưởng hổ tương giữa tâm và cảnh.
Mỗi người Huế trong tầm nhìn của người nơi khác, nói về thời xa xưa chưa ồn ào náo nhiệt; mỗi người Huế lúc ấy là một thế giới riêng biệt, có chiều sâu riêng. Cầu Ga, cầu Ván, cầu Bến Ngự, cầu Phủ Cam, cầu Kho Rèn, cầu An Cựu, như từng người Huế riêng, có nét mặt riêng có phong thái riêng biệt.
Ôi những cây cầu dễ thương, ôm những khúc sông dễ thương, như những người con gái ven sông. Một Hoàng Lan, một Phương Thảo trên Ga; một Thu Thảo, một Lan vô định và mong manh ở Bến Ngự; một Ngọ Thu, một Bích Diễm gần cầu Phủ Cam; một Thạch Trúc, mấy chị em của Minh Cầm, con thầy Hàm ở Kho Rèn; nơi An Cựu có nữ sĩ bạn đời của Ninh Hạ, có Túy Hạnh, có Thu Lê... À mà quên, cầu Bến Ngự mòn xi măng vì gót chân của Ngọc Thắm, của Bạch Yến...
Có noái cũng không cùng!
Dạ thưa, nói chuyện tầm khào trước. Chừng 1972 đói meo ra làm việc ở Vũng Tàu nhưng tuần nào cũng ăn thịt chó, rượu nếp than thả dàn. Số là Trung Tâm Xây Dựng Nông Thôn đóng ở Rạch Dừa, ngoài cổng quốc lộ Bà Rịa Vũng Tàu là một dãy quán thịt chó e cả hai chục tiệm. Mặc sức mà chọn chỗ nào nhựa mận số dách, chỗ nào dồi nâm bờ oan. Nhân viên của tôi nhắm mắt đi cũng tới nơi. Trung Tâm nầy muốn có vẻ cách mạng, đều gọi đại tá chỉ huy trưởng bằng anh, anh Bé thay vì đại tá Bé, huống là tôi.
Sáng thứ ba nào cũng vậy, tui bước vô thì hai hay ba nhân viên chận hỏi: Anh, tối qua anh mơ thấy gì? Nghĩa là thấy chi để đoán số đề vì chiều xổ số. 10 lần đoán là 8 lần trúng; chúng trúng đề thì trả công bằng thịt chó, sống trên đời ăn cái dồi chó, chết xuống âm phủ biết có có mà ăn không.
Hy hữu nhất là ba lần kể sau đây.
Thứ nhất, nằm mơ thấy bảy con rắn sợ quá nhảy qua hàng rào chè tàu thấy ba con nữa. Đến sở, tui nói chuyện rắn, mấy thằng đàn em quyết đánh 73 và trúng thiệt, hẹn đi phất cờ tây ngày mai. Trước khi đi làm, tôi nói mụ nhà đi chợ ghé chỗ quen ghi 5 đồng 73, cả năm nay không đi thăm ông Huyện. Tôi tin bà nhà cũng trúng nho nhỏ thì ra tờ giấy người ta ghi là 75 thay vì 73. Trật lất, cái số con rệp thì cứ rệp rệp dậm chân tại chỗ.
Thứ hai, thấy đại tá Dần chỗ quen biết, chồng chị Hường, nhà ở trong trường Đồng Khánh bên phía Khải Định mượn. Đại tá Dần đi thăm đại tá Bé. Tui phán: tụi bây đánh con cọp nhỏ thử coi. Cọp lớn là 66, cọp vừa là 36, cọp nhỏ là 06. Chiều 4 giờ xổ số quốc gia giúp đồng bào ta trở nên giàu sang mấy hồi. Con cọp con mang số 06 nhảy ra chào mừng tân triệu phú gia. Trúng nữa, thịt chó "again". Xổ số mau lên, nai đồng quê đem lên.
Thứ ba, hai ông Phật ngồi đâu lưng, một ông to một ông nhỏ, không như tượng người Miên đeo cổ hai ông bằng nhau. Tính toán không ra, nhân viên cứ đến hỏi, anh anh đánh số mấy. Tôi đứng dậy, xoay lưng thì thấy tờ lịch hôm qua chưa bóc; tôi giựt xuống bèn nhớ hai ông Phật giáp lưng, ông to ông nhỏ. Thì trên tờ lịch, ngày tây in chữ to, ngày ta in chữ nhỏ. Tôi bảo đệ tử đánh cả hai số ấy, số đầu số đuôi, xuôi ngược. A Di Đà Phật, số đầu số đuôi y chang hai ngày âm dương. Khỏi cần nói thêm; mắm tôm, lá mơ, riềng.
Lây qua Cầu Phủ Cam là như thế nầy: tối qua tôi mơ thấy thầy Võ Văn Dật giải thích giúp công ty xưa SICA ở Đà Nẵng là Société Indochinoise de Commerce et Artisanat vì tôi nghi cấy "xi ca" nầy nằm trong tên gọi cầu Phủ Cam là Cầu Tiệm Rượu hay Cầu Tiệm Rượu Xi Ca. Khi trong tai vẫn còn âm hưởng mấy chữ tiếng Tây, tôi thấy trên écran tấm hình với ghi chú: Cầu Phủ Cam nhìn từ Cầu Bến Ngự; giống như thấy đại tá Dần muốn gặp đại tá Bé để bắt cọp.
Thức giấc, thấy buồn tê tái, người như vữa ra, tuy chỉ nhớ một khúc bờ sông, một bên là hàng rào của tiểu khu quân sự Thừa Thiên, cỏ cao, không có gì đặc biệt. Cảm thấy mình ngang bằng với đại văn hào Albert Camus với câu ngắn khó hiểu: De l'Algérie, on ne guérit jamais (bệnh nhớ Algérie, làm sao mà chữa lành).
Cầu Tiệm Rượu Xi Ca; cái âm "xi ca" chưa chắc đã là Sica Đà Nẵng nhưng có điều tin tưởng chỗ nầy đã không phải là quán rượu, tửu điếm trà đình; có liên quan đến rượu thì có lẽ là nơi sản xuất, nơi phân phối hay văn phòng v.v...
Tôi chưa bao giờ hỏi ai trực tiếp hay trên internet vì sao có tên Cầu Tiệm Rượu, dĩ nhiên là một hổn danh (nick name) như Cầu Ván là Cầu Nam Giao. Bây giờ không biết ra sao. Cứ như những năm trước 1975, ở góc cầu nầy bên phía nhà thờ, hướng về Bến Ngự, là một khu đất lớn hầu như không có nhà cửa gì; bao quanh hai mặt đường Nguyễn Trường Tộ và Phan Chu Trinh là một bức tường vôi, không cao lắm, ngang đầu một người trung bình. Bức tường nầy chạy lên gần đến đường rầy xe lửa đến trước mặt từ đường của gia đình ông Diệm, nơi ông Cẩn ở cho đến đảo chánh 1963.
Tôi tự hỏi phải chăng đó là địa điểm của nhà máy, trụ sở của xi ca. Mãi cho đến 1950, tôi còn nghe hai thứ rượu: rượu lậu và rượu xi ca; rượu lậu là nấu trái phép.
Quá hơn một nửa ngân sách chính quyền thuộc địa Đông Dương là lợi tức của ba công quản: thuốc phiện, muối và rượu (régie d'opium; régie d'alcool, régie du sel), độc quyền của nhà nước thuộc địa. Các tài liệu về công quản rượu và nghiên cứu phát triển kinh tế lẫn hóa học về rượu của BS Calmette và Viện Pasteur không đề cập đến thương hiệu Sica.
Tuy nhiên theo một cuốn sách về quan thuế và công quản xuất bản 1930 tại Hà Nội, việc sản xuất rượu ở Trung Kỳ do 18 lò cất rượu đảm trách; trong đó 10 lò thuộc về Société Industrielle et Commerciale de l'Anam (Công ty kỹ nghệ và thương mại An Nam), bao thầu khai thác với công quản rượu. Hy vọng đấy mới là xi ca (Sica) khác với Sica ở Đà Nẵng.
Bốn góc đường hai bên cầu chỉ có nơi nầy dự đoán là lò nấu rượu (distillerie d'alcool). Góc đối diện cùng bờ sông nhà cửa vườn tượt liền nhau, dính với tư dinh Ngô tổng thống. Bên tê sông góc phía Bến Ngự thuộc giáo phận TCG Thừa Thiên gồm tư dinh tổng giám mục, ăn thông với dòng Nữ Tu Thánh Tâm và nhà in Thánh Tâm. Góc kia là trường Bá Công xưa.
[Cập nhật, một người cố cựu ở Phủ Cam cho biết đúng là Tiệm Rượu Sica, tuy không phải là quán rượu. Từ đó, làng Phủ Cam có thêm nghề nấu rượu. Chúng tôi tưởng tượng thêm, bã rượu hay hèm nuôi heo mau lớn không bệnh, phải chăng từ đó họ đạo nầy nổi tiếng làm nem bên cạnh nghề chằm nón?]
Nếu hiểu cây cầu không chỉ là một vài bằng xi măng cốt sắt mà cả khung cảnh sống bao quanh, góc cầu nầy đã ảnh hưởng đến VN từ khi ông Ngô Đình Khả đốc thúc thi hành chỉ dụ thành lập trường Quốc Học của vua Thành Thái cho đến cuộc đảo chánh 1963, không kể những di lụy trường hạn. Người ta không còn thấy những ông đại biểu, tỉnh trưởng, tư lệnh vùng đứng ngoài đường trước "tiệm rượu xưa" chờ được gọi vô chầu ông cố vấn chỉ đạo tối cao Trung Phần.
Cặp mép bờ sông, các ngôi nhà dân trung bình, không kể dinh thự của bà Cả Lễ đem chúng ta đến những ngoại ô thành phố Âu Châu, mái đỏ và dốc hơn để tránh tuyết đọng. Ngày nay đứng bên kia sông theo đường Hàng Muối, người đời có thể nhìn qua đó mà tưởng đến hôn lễ vô cùng trọng đại giữa con gái của bà Cả và ông Trần Trung Dung, bộ trưởng quốc phòng, hoa tươi phải dùng máy bay DC3 chở trong Nam ra. Và nhớ đến đôi vợ chồng son nầy âm thầm đi nhận xác hai cậu Diệm Nhu đem chôn với một người thân thứ ba là cha Thuận cũng gọi người chết là cậu ruột; và làm tờ khai tử cho tuần vũ Ninh Thuận ở xã Phú Nhuận, Gia Định. Đám ma của nhị vị nầy là dê rô, không nghĩa lý gì với quốc táng ông Diệm tổ chức cho anh cả Ngô Đình Khôi, chết chung lấp chung một lỗ với Phạm Quỳnh. Con trai duy nhất của ông Khôi chết chung với bố, cho nên xẩy ra một cuộc chạy đua làm con trai trưởng, có nghĩa gọi tổng thống bằng chú ruột. Người trúng cử là một ông cựu giám đốc công an Trung Việt, đội đai rơm, tay cầm gậy, đi thụt lui, ôm kiệu đám mà khóc thương cha già.
Lúc ấy cụ cố (mẹ của các Ngô đại nhân) nhờ tay phục dược của BS Quyến mà sống bền; tuy vậy thiên hạ đã tưởng tượng cái đám ma của cụ cố sẽ to gấp trăm lần đám ma ông Khôi, rềnh rang trăm lần hơn cuộc đón rước Đức Cha Thục về Huế. Nhưng người mẹ già đặc biệt đã "buried her three sons", trong nghĩa đã chết sau ba con trai, để không hưởng một đám ma lịch sử. Ấy là tại cái nốt ruồi (chiếu lệ) dưới mắt của ông Diệm. Ông Đỗ Mậu nói việc nầy thầy tử vi Đồng Hới đã đoán khi ông Diệm còn ở bên Mỹ rục rịch trở về.
Nhưng mà thôi, con đường Hàng Muối của tôi ơi, may quá những trái muối chín đen chưa xuất hiện, để không thêm vị mặng đời người, để tôi nhìn thấp. Đứng trên cầu Phủ Cam hay cầu Bến Ngự sẽ thấy Quyết tinh anh như sen trắng; người con gái của thầy Thám dạy Pháp văn làm đối ảnh với bên kia sông những nữ tu Sacré Coeur áo dòng đen, đeo nặng trước ngực những thánh giá kim loại to bản, như chừng nửa kí lô.
Tôi đã quên những trái muối chín mặng nhưng chưa có trái nhãn lồng chín ngọt. Đứng trên cầu, trong tư thế không mặng không ngọt nầy, tôi tự hỏi, và hầu như đã trả lời có, về ảnh hưởng hổ tương giữa tâm và cảnh.
Mỗi người Huế trong tầm nhìn của người nơi khác, nói về thời xa xưa chưa ồn ào náo nhiệt; mỗi người Huế lúc ấy là một thế giới riêng biệt, có chiều sâu riêng. Cầu Ga, cầu Ván, cầu Bến Ngự, cầu Phủ Cam, cầu Kho Rèn, cầu An Cựu, như từng người Huế riêng, có nét mặt riêng có phong thái riêng biệt.
Ôi những cây cầu dễ thương, ôm những khúc sông dễ thương, như những người con gái ven sông. Một Hoàng Lan, một Phương Thảo trên Ga; một Thu Thảo, một Lan vô định và mong manh ở Bến Ngự; một Ngọ Thu, một Bích Diễm gần cầu Phủ Cam; một Thạch Trúc, mấy chị em của Minh Cầm, con thầy Hàm ở Kho Rèn; nơi An Cựu có nữ sĩ bạn đời của Ninh Hạ, có Túy Hạnh, có Thu Lê... À mà quên, cầu Bến Ngự mòn xi măng vì gót chân của Ngọc Thắm, của Bạch Yến...
Có noái cũng không cùng!
No comments:
Post a Comment