add this

Wednesday, April 9, 2025

Tariff bảo vệ kinh tế quốc gia




Trụ Sở Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, Genève

LỊCH SỬ TRỞ LẠI 
VỚI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ KINH TẾ

Protectionnisme et géopolitique : le retour de l’Histoire
Maxime Lefebvre. The Conversation Jan 19, 2025


Muốn hiểu sự trở lui của chủ trương bảo vệ kinh tế, phải xét từ một thời gian dài xa xưa, chèn giữa chủ nghĩa quốc gia và các tương tranh quốc tế. Tuy vậy, vấn đề mậu dịch hiện đại nằm trong tinh thần của GATT 1947 và WTO 1995. (GATT: General Agreement on Tariffs and Trade. WTO: World Trade Organization).

Những ưu điểm của chủ trương mậu dịch tự do đã được ca ngợi qua ý niệm lợi ích tuyệt đối của Adam Smith và lợi ích tương đối của David Ricardo. Tự do mậu dịch sẽ đem lại một nguồn lợi tập thể cho các đối nhân nhập cuộc vì làm gia tăng sự chuyên biệt kỹ năng, phân công và kết nối các nền kinh tế của các nước. Thành quả nầy sẽ đẩy mạnh xúc tiến sự hòa dịu giữa các dân tộc, dập tắt các mầm mống chiến tranh.

Thế nhưng, đối diện viễn tượng tích cực vừa nêu, chủ trương bảo vệ xuất hiện để sửa sai các hậu quả của sự trao đổi bất quân bình giữa các quốc gia, trong đó các xứ phát triển hưởng lợi nhiều nhất. 1834 chứng kiến sự thành hình Zollverein, hiệp hội quan thuế của các tiểu quốc Đức điều tiết mức độ nhập cảng hàng của Anh Quốc. Mới hơn nữa là sự lên tiếng của giới học thuật bảo vệ các nước chậm tiến trước sự xâm nhập của hàng hóa từ các nước Âu Châu và đề nghị những biểu suất quan thuế khác nhau.
Tự do mậu dịch được cổ súy mạnh nhất bởi Anh Quốc khi đế quốc nầy làm vua biển cả, thống trị thương mãi, kinh tế, tài chánh thế giới và làm chủ các xứ thuộc địa Á Phi. Không ai đủ sức chống lại.


Sau thế chiến 2, tự do mậu dịch mới thành một định chế quốc tế. Các khuynh hướng bảo vệ rất mạnh từ 1914, ví dụ luật Méline ở Pháp hay hàng rào quan thuế của TT Mc Kinley ở HK. Đường lối nầy sống chung với cao trào chủ nghĩa quốc gia và các mâu thuẩn quốc tế, song song với sự phát triển kinh tế. Sau thế chiến 1, Hội Quốc Liên muốn xây dựng nền hòa bình thế giới trên sự an toàn tập thể, chứ không dùng tự do mậu dịch làm một phương tiện chính trị.
Khủng hoãng 1929 một phần lớn vì thiếu một tổ chức kinh tế thế giới. Tiếp theo là các quốc gia trở về đường lối cũ, núp sau hàng rào quan thuế hay sức mạnh đế quốc thuộc địa. Ví dụ sắc lệnh ấn định tariff Howley Smoot 1930 của HK; Anh Quốc đã từ bỏ các nguyên lý tự do mậu dịch của chính mình để thành lập một hệ thống quan thuế biền biệt tại Hội Nghị Ottawa 1932, biểu suất khác biệt áp dụng giữa các quốc gia trong đế quốc Anh và các nước bên ngoài. Thế chiến thứ hai cùng sự phát triển chủ thuyết phát xít và cộng sản đã thay đổi đường lối thương mãi quốc tế.


Nhằm giải quyết các thất bại không thể ngăn cản chiến tranh và các vấn đề hoán chuyển mới, tiếp theo sự hình thành Liên Hiệp Quốc, - với sự thúc đẩy của HK - Quỹ Tiền Tệ Quốc tế và GTT ra đời. (GATT: thỏa ước quan thuế và mậu dịch). Nhưng LHQ đưa ra một hệ thống hòa bình toàn diện dựa trên sự phát triển kinh tế thế giới bằng cách tự do hóa giao hoán thương mãi giữa các nước. Nhờ kế hoạch Marshall 1947, Âu Châu đã chấp nhận tự do mậu dịch là nguyên tắc căn bản, để rồi thành lập Thị Trường Chung năm 1957, và nhờ trợ giúp của Mỹ, Đức trở thành cường quốc kỹ nghệ và thương mãi. Tiếp tục khuynh hướng ấy, Hiệp Hội Âu Châu ngày nay vẫn chủ trương tự do mậu dịch.
Ngày nay HK và ngay cả các nước Tây Phương không còn tin tưởng mù quán rằng tự do mậu dịch bảo đảm hòa bình và dân chủ. Tự do chỉ có ý nghĩa với nhau giữa các nước có đức hạnh; không hồ đồ hổn tạp như một nước Tàu. Âu Mỹ không còn cổ súy tự do mậu dịch, trở lui núp dưới chiến tuyến quốc gia, có khả thể gây ra các cuộc tương tranh mới như giai đoạn giữa hai thế chiến và gia tăng lạm phát, gây khổ lụy cho các nước nghèo.
An ninh quốc gia là lằn ranh đỏ các quốc gia nói rõ sẽ phải duy trì. Adam Smith đã biện minh hành động của Anh Quốc cấm tàu thuyền (nhất là của Hòa Lan) cập bến để phát triển hàng hải thương thuyền với lý thuyết "an ninh quan trọng hơn sự giàu có của một nước". Đó cũng là lý do Tây Phương cấm trao đổi kỹ thuật với khối cộng sản trong thời chiến tranh lạnh.
Các quốc gia muốn đánh thuế chỗ mô thì cứ việc tùy nghi. Nhưng đồng đều trong các chính sách đều có chỗ dành cho nông sản.
Điểm cuối cùng, các quốc gia tự sắm "vũ khí, dụng cụ pháp lý" bảo vệ thương mại để có hành động đối phó các trường hợp cạnh tranh bất chính. Hoa Kỳ có bảo vật: "super 301", chương 301 của đạo luật thương mãi 1974. Liên Âu cũng có những nội quy tương tự, đem ra giải quyết tương tranh thương mãi hai bên bờ Đại Tây Dương về việc tài trợ Airbus và Boeing. HK và Liên Âu hiện dùng những dụng cụ ấy với các sản phẩm của Tàu.


Nhiều lãnh vực trong việc toàn cầu hóa cần được thể lệ hóa, ví dụ: đầu tư, tài chánh, thuế vụ, cạnh tranh, môi sinh và xã hội.
Tự do hóa các hoán chuyển mậu dịch mà không nghĩ đến những hậu quả khác trong lãnh vực kinh tế xã hội là những hạ sách nguy hại. Do đó các chính phủ ngày một chú ý hơn khía cạnh "đối đãi qua về" (level playing field). Liên Âu vẫn kiểm soát đầu tư ngoại quốc để giữ quân bình thị trường, kiểm soát công ty ngoại quốc về việc tạo nên các thứ gaz nguy hiểm gây hiệu ứng nhà kính, thay đổi khí hậu.
Tự do mậu dịch không ngăn cản chính quyền tài trợ kỹ nghệ; việc nầy không được xem là cạnh tranh chính trị bất chính. Tự do mậu dịch sẽ cung ứng các hiệu năng tích cực trong bang giao quốc tế và sự thịnh vương chung nếu được lộng vào một bối cảnh có đủ các yếu tố thích hợp về chính địa, xã hội, môi sinh v.v... Tariff đã giúp điều hòa mậu dịch trong từng hoàn cảnh riêng.
Đối thể của Tariff là tự do mậu dịch. Vấn đề cuối cùng là vòng rào pháp lý điều dẫn tự do mậu dịch. Khuôn viên bao la chính là Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization), ra đời năm 1995, một cơ chế siêu quốc gia dàn xếp các bất hòa xung đột. Đấy là biến chuyển vô cùng quan trọng của cả thế giới và cũng là sự thay đổi quan niệm của HK; HK đã không đi theo con đường cũ như HK đã không chịu phê chuẩn hiến chương La Havane 1948 thành lập một tổ chức thương mại thế giới.
Nhưng Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu đã không chỉ định trọng tài hòa giải, đã tạo nên cuộc khủng hoãng tài phán. Quyết định nầy cho thấy HK đã đổi hướng theo chính sách bảo vệ, không để cho Trung Cộng qua mặt. Chính phủ Biden để nguyên không đá động vấn đề nầy, giữ nguyên tình trạng hiện hữu. Do đó Âu Châu quan ngại các thế lực thương mãi tùy quyền hành động, bên ngoài trật tự đa phương dựa trên các thể lệ chung. Sự đổi thay nầy cho thấy thế giới đã rạn nứt về phương diện chính địa, thúc đẩy bởi tương quan quyền lực tranh giành ảnh hưởng toàn cầu. Bất hòa bất ổn không thể tránh, tuy mức độ còn phải chờ xem..





No comments:

Post a Comment