add this

Friday, April 28, 2023

Lương tâm nào?


Lương tâm và Lương tâm 

Tôn Thất Tuệ

Ngày Sept 9, 2020 thân hữu Vĩnh Ngạn chuyển tiếp email nguyên văn như sau và kèm theo bức ảnh nói trong bài thơ.

Vấn Đề Lương Tâm  

Bên nước Sudan có vùng nghèo đói,

Nhiều chuyện xảy ra, quá đỗi  kinh hoàng!

Một ngày kia, nơi bãi rác, gò hoang,

Có em bé, bị bỏ rơi khốn khổ, 

Đói khát gục đầu, em thoi thóp thở,

Sự sống còn, sắp tan biến như sương!

Ác nghiệt thay! Trong giây phút thảm thương,

Có con kên kên, từ đâu đáp tới. 

Đậu ngay sau lưng, hau hau chờ đợi,

Em ngã ra, nó rỉa thịt ngon lành!

Cùng lúc ấy, nhà nhiếp ảnh trứ danh,

Kevin Carter bất ngờ có mặt 

Anh thấy ngay, cảnh vô cùng bắt mắt

Ngàn năm một thuở, bố cục tuyệt vời!

Đưa máy ảnh lên, anh bấm liên hồi

Tay nghề cao, thu tấm hình tuyệt tác! 

Ý nghĩa bức tranh cực kỳ tàn ác,

Song nhờ nó, anh đoạt giải Pulitzer.

 “Kên kên rình mồi...” nổi tiếng bất ngờ,

Tên tuổi Kevin, lên đỉnh cao vinh dự! 

Nhưng... khách ngắm tranh nhiều người giận dữ,

Nguyền rủa Kevin, đã hành động sai lầm!...

Qúa tàn nhẫn, khi thấy cảnh thương tâm,

Mê chụp ảnh, không cứu nguy em bé!

Nghe phiền trách, anh âm thầm lặng lẽ,

Không thanh minh, chẳng tỏ thái độ nào.

Lời thế nhân... những tưởng sẽ quên mau,

Nào ai biết, lương tâm anh ân hận!


Kết quả bất ngờ, là... anh tự vẫn!

Chỉ ba tháng, sau khi lãnh giải Pulitzer!

33 tuổi đời, với di bút đơn sơ:

“Chuyện thật buồn, tôi vô cùng hối tiếc!”                               -

“Lương tâm phán xét” nào ai hay biết!

Nhiều khi khủng khiếp hơn án lịnh Tòa!

Trần Quốc Bảo. Richmond, Virginia

 quocbao_30@yahoo.com   Ngưng email

 

Mọi chi tiết trong bài của Trần Quốc Bảo đều không đúng sự thật tuy bức ảnh có thật. Chúng tôi vội vã mà nói rằng tác giả không có lương tâm khi dùng lương tâm dạy đời và phán xét người đời.

Quan trọng nhất TQB viết: Em ngã ra, nó rỉa thịt ngon lành! Sự thật em bé nầy đã được cứu trợ và sống khá lâu rất bình thường.



Điểm thứ hai: nhiếp ảnh gia tự tử không phải vì bức ảnh mà vì những bức bách trong đời sống và vì anh chứng kiến quá nhiều nỗi khổ đau, anh không thể chịu đưng được. Tương tự, Đặng Văn Âu kể chuyện người trong họ không bị liệt kê là địa chủ chứng kiến cảnh đấu tố ở Thanh Hóa quá khiếp sợ mà nhảy xuống giếng tự tử.

Bức hình nầy The New York Times đưa lên; NYT là một hãng thông tấn rộng lớn nhất, cho nên rất nhiều báo đăng cùng thời hay gần kề. Hằng vạn lá thư hỏi con bé (the girl) bây giờ ở đâu. Như vậy, ai cũng thấy con bé còn sống không như TQB nói chết. Độc giả hỏi con bé hiện ở đâu. NYT không trả lời. Sau đó nhiều ý kiến kết tội nhiếp ảnh gia không cứu bé. Lời buộc tôi vô căn cứ.

Vì chuổi hột quanh cổ ai cũng tưởng là con gái. Thật ra là con trai tên Kong Nyong. Năm 2011 người cha cho biết con trai của ông trong bức hình đã chết năm 2007 vì sốt thương hàn; như vậy tính từ 1993 là 14 năm. Người cha nói bé đã được cứu trợ bởi LHQ. Các nhiếp ảnh gia cho biết các bà mẹ đem con đến trạm thực phẩm và bỏ chúng tự do ngoài trời, các bà phải đi kiếm ăn thêm chỗ khác. Bức ảnh chụp rất gần trạm LHQ.

Một số ít độc giả và TQB cứ tưởng nhiếp ảnh gia chỉ lo chụp hình không để ý nguy cơ con kên kên giết đứa bé.

“Nhưng... khách ngắm tranh nhiều người giận dữ,

Nguyền rủa Kevin, đã hành động sai lầm!...

Quá tàn nhẫn, khi thấy cảnh thương tâm,

Mê chụp ảnh, không cứu nguy em bé!”


Kên kên không ăn con vật hay con người còn sống, không như diều hâu bắt gà sống, chuột sống, chim ưng bắt rắn trên sa mạc, cú bắt chuột. Kên kên thuộc loại ăn thịt thối (scavenger) phân biệt với loài bắt sống (predator).

Kên kên từng bầy ở Ấn Độ chờ bò chết, không bao giờ tấn công bò già yếu. Con kên kên sau đứa bé không tạo ra một nguy hiểm nào. Ấn rất cần kên kên để giải quyết bò linh thiên và xác người theo Zoroaster.

Nhiếp ảnh gia Kevin Carter người Nam Phi, con một gia đình (Roman) Catholic nhưng ông phản đối gia đình đã theo nhóm kỳ thị chủng tộc. Nhóm phản loạn Sudan đã không cho LHQ và các nước đến cứu đói để cho dân chết, bưng bít không cho báo chí vào. Kevin Carter cùng một người khác từ các quốc gia tương đối xa với cuộc tranh chấp tìm cách vào khu cấm. Những bức hình của hai người nầy đã cho thế giới thấy nguy cơ của nạn đói.

Những tấm ảnh chụp trong mạo hiểm với nguy cơ bị Sudan giết đã làm cho Kevin trúng giải; bức ảnh chú bé và con kên kên đang có ý kiến qua lại không thể dùng để quyết định giải.

Bối cảnh bức hình là nội chiến Sudan từ 1983 đến 2005. Cuộc xung đột giữa chính phủ trung ương và mặt trận giải phóng mang tính chất chính trị tôn giáo. Đến 1993 thì nạn đói trở nên trầm trọng cũng là năm có thêm nhiều phe phái nhảy vào và các nước xung quanh cố tìm giải pháp hầu tránh bị vạ lây. Đứa bé trong hình không bị bỏ hoang trong đống rác mà ở trong vùng tương tranh có sự hiện diện của LHQ.

Tác giả đã tách câu nói thường tình trong các lời tuyệt mệnh, xin lỗi người đời về nhiều thứ hay ít nhất vì nhìn cái xác chết kinh tởn. I’m sorry. Dalida để lại mầy chữ cuối đời: Pardonnez moi; mais la vie est insupportable. Kevin cũng làm như vậy và cho biết các khổ đau vật chất tinh thần không chịu được chỉ phải chết thôi.

I'm really, really sorry. The pain of life overrides the joy to the point that joy does not exist. ...depressed ... without phone ... money for rent ... money for child support ... money for debts ... money!!! ... I am haunted by the vivid memories of killings & corpses & anger & pain ... of starving or wounded children, of trigger-happy madmen, often police, of killer executioners. (Thành thật xin lỗi. Những khổ đau của đời tôi đã lấn lướt chèn ép mọi điều vui sướng; đến nỗi không có sự vui sướng nào trong đời tôi… suy sụp tinh thần …không điện thoại …không tiền thuê nhà …không tiền phu nuôi con và trả nợ. Tôi luôn bị ám ảnh bởi những ký ức giết chóc, những xác người, những cơn thịnh nộ, những đau khổ, trẻ em bị thương đói khát, cảnh giết người vì thích thú điên loạn của cảnh sát, của các sát thủ chuyên nghiệp.

Kevin không chút mặc cảm tội lỗi về bức hình nầy.

Bài thơ của nhà luân lý Trần Quốc Bảo đáng làm người đời suy nghĩ. Lấy chuyện lương tâm che dậy cái vô lương tâm của mình thất nguy hiểm. Thời đại internet giúp chúng ta biết thêm nhiều điều trước khi quyết định lên án người khác. Rất nhiều tài liệu về bức tranh nầy. Đồng thời cần có sự hiểu biết tối thiểu về vật ăn thịt thối và thịt tươi; công cuộc cứu trợ quốc tế. Có ông thi sĩ kết án hai con kên kên vui sống trên đống xác ở trại sát sinh của Đức. Đức giết người đâu phải kên kên.

Chúng tôi nghĩ đến một bài luân lý khác kiểu TQB. Đó là phim Amadeus về cuộc đời của Mozart. Phim dựa vào cốt truyện một vở kịch của Bernard Shaw theo đó nhạc sĩ quốc doanh Salieri vì ganh tài đã bỏ thuốc độc Mozart chết lúc 35 tuổi. Cuốn phim tuyệt vời về nghệ thuật điện ảnh và âm nhạc nhưng tròng vào bài luân lý vô luân lý nên mất hết giá trị. Salieri là nhạc trưởng của triều đình, là người bạn quý của Mozart. Salieri là thầy dạy nhạc của Beethoven; một nhân vật khả kính của thời đại, là một giáo sư âm nhạc. Chuyện đánh độc không bao giờ xẩy ra. Ngày nay người ta còn tìm thấy nguyên nhân làm cho Mozart yểu mệnh là chứng bệnh bẩm sinh.

Gandhi đòi hỏi các chính trị gia dùng phương tiện tốt đẹp, đừng chơi lối bá đạo, cứu cánh biện minh phương tiện. Sự trong sáng của phương tiện phải ngang đồng với sự trong sáng của cứu cánh. Lời khuyến cáo nầy cần được các nhà luân lý chú ý thực hiện.

Chúng tôi rất kinh hãi khi đọc bài Lương Tâm của Trần Quốc Bảo. Các xôn xao đầy cảm tính của độc giả đã được giải quyết minh bạch, bé không chết mà đã được cứu trợ và sống đến 14 tuổi chết vì bệnh. Khi tìm tài liệu để có bức ảnh, tác giả thừa biết điều nầy nhưng vẫn gán cho kẻ khác tội làm chết người, đâu phải chuyện đùa. Thâm ý của tác giả là để chứng tỏ mình là một nhà luân lý và thi sĩ. Có câu nói hình như của Rabelais, tuy chưa có giá trị tổng quát, có thể đem ra dùng. Văn chương có thể làm một trong hai việc: hoặc rất cao thượng hoặc rất đồi bại.

======================================================== 

Biên Hòa, lương tâm miền Nam
================================

 


No comments:

Post a Comment