tranh mộc bản của Hokusai Nhật, Sóng Lớn ngoài Khơi Kanadawa,1829
chiều trong tiếng sóng
tôn thất tuệ
Những
ngọn
lá mì trên những
thân cây gầy
yếu
nhởn
nhơ với
gió nhẹ trên
đồi như kêu gọi
những
ngọn
tre sà xuống
mặt
suối
tràn đầy. Đàn vịt
trời
bỏ cánh
nhẹ êm
rong ruổi
trên nước. Lau lách làm dáng soi bóng qua cái kính thủy
vĩ đại không góc cạnh ấy.
Những
nét sơ phát nầy
vẽ cho
cô em cái tịch
liêu của
một
góc trời
thật
xa vùng Saigon. Những buổi
chiều
như vậy
đã cầm
chân tôi, tuy chỉ phút
chốc,
khỏi
cơn xoáy của
kẻ lưu
đày trên đất mẹ,
của
một
kẻ không
quyền
công dân trên chính quê hương mình.
Cuộc
đời lao lung thế ấy
càng làm mình suy nghiệm về những
gì tầm
thường nhất
như giọt
sương đọng trên lá, tiếng chim buông thả như
tiếng
chiều
tiễn
ngày. Những
đợt sóng suy tư cũng sinh động như những biến
thái màu sắc
trên khóm hoa bằng
lăng tím dưới chân đồi.
Chỗ tôi
ở sau
ngày đi tù tập trung đẹp lắm,
đẹp trong thế tự tại
của
nó mà thôi. Một
mái nhà tranh chễm
chệ trên
ngọn
đồi bao quanh bởi
một
dòng suối
với
lũy tre gai chằng chịt
tạo
ra một
thế giới
u tịch.
Tôi đến đấy vì thời
cuộc
để mỗi
sáng khuya nghe tiếng
xe bò lạch
cạch
xa xăm, tập
quen sống
với
đống khoai mì, miệng câm như quên tiếng người.
Bên
đồi kia có một
ngôi chùa của
các ni sư. Chùa lợp
tranh, các nữ tu
ngày ngày cuốc
đất, lặn
lội
trong bùn. Mỗi
chiều
gió đưa kinh xuôi về hướng nhà tôi. Hôm ấy
đang cùng dọn
đống cỏ khô
với tôi, bà xã tôi hỏi
kinh gì. Hẳn
nhiên đây không phải lần
đầu tiên cô học
trò năm xưa nghe thứ tiếng
ấy;
nhưng sao bây giờ mới
hỏi.
Thật
ra tôi đã thấy
cái gì là lạ vì
tiếng
kinh tụng
có tính chất
giao hưởng, phải
chăng vì cộng
với
sự ba
động của
gió, của
nhịp
phách lau lách, với
những
cánh chim vỗ trên
không.
Tôi
không trả lời
tuy biết
đó là Kinh Bát Nhã. Tôi bảo hãy
nghe như một
thứ nhạc
trong chiều.
Hãy lắng
nghe như những
con vịt
trời
thưởng thức
như cỏ tranh
đánh nhịp
với
chồi
lau trắng.
Ấy thế, tôi đã vẽ cho
cô em một
buổi
chiều.
Chiều
ấy
không ghi lại
bằng
những
dấu
của
nghịch
cảnh
hay cái xao xuyến
dật
dờ.
Chiều
ấy
có:
Một
lời kinh bay nhẹ buổi
chiều êm
quên
chữ nghĩa mà nghe nhạc
hòa tan trong gió
như
tiếng sóng đập vào trí tưởng, hải
triều âm.
Phụ
bản:
nhìn thấp
tôn thất tuệ
Một lời kinh bay
nhẹ buổi chiều êm
như tiếng sóng đập
vào ý tưởng: hải triều âm.
Tay người đó dẻo
như cành sen mọng
chấp tay hoa quì
xuống thấm lời kinh
mang bình ảnh của
Ngài Linh Cảm
vị bồ tát hóa
thành trâu ngựa
gánh cho người sức
nặng cuối đường xa,
Ngài hóa cát chân
đi cho dịu
biến thành cây bóng mát trẻ
em đùa.
Tay người ấy, bàn tay Phật
Phật rất người Phật đến với
trần gian
qua hình ảnh dịu êm của mẹ
của vợ hiền nhóm lửa lúc chiều
buông.
Nhìn rất thấp để thấy Quán Âm
nơi đó
gặp câu kinh quên chữ nghĩa
mà đẹp như thơ
và nơi ấy một bàn tay rất dẻo
như mái chèo cập bến hiền
lương.-
No comments:
Post a Comment