Lá Rụng, Khái Hưng
Trời cuối đông* vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một làn gió lạnh thổi qua: mấy chiếc lá rụng.
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác
riêng.
Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
Có chiếc lá như con chim lảo đảo mấy vòng trên
không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới giây nằm phơi trên mặt đất.
Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.
Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành.
Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
Mỗi chiếc lá rụng là một biểu hiện cho một cảnh biệt ly.
Vậy thì sự biệt ly không phải chỉ có nghĩa là buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
(Phong
Hoá số 171)
|
Ghi
chú của người gởi:
*Tôi
không còn giữ được sách Quốc văn thời
Trung học
trước 1975 nên không rõ là “Trời cuối
đông… hay là: Trời
cuối
thu…” nhưng “vàng úa” thì rõ ràng là hình dung từ tượng
trưng cho mùa thu. Tuy nhiên, qua tham khảo một
số link
khác thì thấy
hình như là “Trời
cuối
đông…” Mong quý vị và
các bạn
ai nắm
chắc
được vấn
đề này đóng góp ý kiến giùm! Thiên Đức Tự.***********
Phúc
đáp:
Mẹ già tham việc tiếc công
cầm duyên con lại thu đông mãn rồi. (ca dao)
cầm duyên con lại thu đông mãn rồi. (ca dao)
Đa số người
Việt
và ngay cả trong
lịch
hằng
ngày và tử vi,
mùa xuân bắt
đầu ngày Tết.
Xuân hạ thu
đông có ghi trong các tiết của
âm lịch,
tính theo các ngày sóc, ngày gì đó như cốc vũ, lập
xuân v.v... nhưng không ảnh hưởng. Chữ mùa
xuân mà VC dùng cho 30.4 rất đổi ngạc
nhiên khó hiểu,
cũng như lúa đông xuân, vì dân mình không tính bốn
mùa theo lối
tây phương (có Nga).
Mặt
khác, người mình cũng quan niệm xuân theo dương
lich tính từ đầu tháng giêng. Nếu Khái Hưng hiểu
như mọi
người, nhất
là khi ông làm tờ báo
xuân, thì mùa cuối
đông, tháng chạp
(12) là đầu đông của thời
tiết
niên sóc quốc
tế. Báo xuân là sáng kiến đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn, tính theo ngày Tết ta.
Ý chính của
bài nói về việc
lá rụng.
Câu đầu nói lá vàng là một ý phụ.
Vả lại,
lá rụng
thực
sự sau
mùa thu; mùa thu lá chỉ đổi màu, chuẩn
bị rụng
vào cuối
mùa, có khi đã sang đông.
Hơn nữa
việc
lá rụng
xẩy
ra không cùng một
lúc trên thế giới.
Càng đi xuống
phía nam càng thấy
khác vì miền
nam chỉ có
mưa nắng
hai mùa.
Do đó theo thiển
ý, chữ cuối
đông của
Khái Hưng không tạo
nên một
điều khó nghĩ.
Tôi còn nhớ giờ quốc
văn có bài Nhặt Lá Bàng, hình như trích từ Đôi Bạn hay Đoạn Tuyệt của
Nhất
Linh. Trong đó hai chị em cô bé nghèo lượm lá bàng khô làm
thuốc
nhuộm
nâu.
Khái Hưng viết:
Mỗi chiếc lá rụng
có một
linh hồn
riêng, một
tâm tình riêng, một cảm giác riêng làm tôi nhớ đến Lamartine: Objet inanimé, avez-vous donc une âme? Này,
hởi vật vô tri, bạn có một linh hồn chăng? Không nói ra mà ai cũng biết là có.---
........................................................................................................
Miền ngõ hẹp vùng mây
nắng chen vàng trổ nhụy
phấn hoa trời
vùng đất mộng ươm mầm
chiều xuống chờ sương.
Sương đã đến mà chiều chưa hay biết
gió thoảng về đá cuội ngọt vành tai
mãi theo sương chiều quên tiếng lá
lá bâng khuâng nằm buồn cuối ngõ
ngõ chờ ai.-
tôn thất tuệ
chiều thu Utah |
No comments:
Post a Comment