Louis Mishima * Germany
Trong hai người anh lớn, tôi chỉ biết anh ba tôi, vì anh hai tôi tử trận năm 1969, khi tôi mới được hai tuổi. Tất cả những gì tôi biết về anh hai chỉ là những mẩu chuyện mẹ tôi kể (không bao giờ hết!) và những tấm hình đã hoen ố của anh trong đồng phục lính, trong quân trường Đồng Đế và lúc anh ẵm tôi trước khi nhập ngũ lúc 20 tuổi.
Ngược lại, anh ba tôi là một người thật là đặc biệt đối với tôi vì anh không bao giờ la tôi mà lại bao che cho tôi khi bị 2 người chị lớn la thậm tệ khi lười học hay phá. Và đặc biệt hơn là lúc nào khi về phép anh lúc nào cũng chở tôi ra bến Bạch Đằng chỉ cho tôi coi những tàu chiến và kể cho tôi nghe trong đó có gì. Tôi chỉ nhớ là tôi nể và mê chiếc tàu 505 lắm. Sau đó anh dẫn tôi đi ăn kem, mua thật nhiều truyện hình Lucky Luke hay coi xi nê. Một lần anh còn mặc quân phục trắng hải quân (tôi cũng mê luôn!) hỏi tôi muốn lên một chiến hạm coi chơi không. Tôi nhớ còn nghi ngờ anh chọc tôi thì thấy anh đi lại nói gì với mấy người thủy thủ gác ở đó, rồi vẩy tay kêu tôi lại, dắt tôi lên tàu đi một vòng. Từ đó anh ba tôi là người hùng, thiên thần đối với tôi.
Nhưng với ba tôi anh là nổi lo lớn nhất vì (theo lời mẹ nói) tánh anh ngang tàng và bướng bỉnh. Mẹ tôi nói cũng vì vậy mà lúc nào cũng nằm lon trung uý, anh cải lại, tại anh không thèm lên lon! Lúc đó khoảng sáu hay bảy tuổi ngồi “hóng” chuyện tôi thấy anh ba tôi đúng, người hùng là phải ngang tàng, không thèm chứ không phải không muốn. Và anh là người duy nhất trong nhà đi chơi về khuya. Mẹ cằn nhằn anh đi khuya (tôi thường nghe vì còn được ngủ với mẹ) thì anh ưa vừa cười vừa nói “con vượt bao hải lý bây giờ con mới được lắc lư con tàu đi”. Sau này lớn anh mới kể là anh thường đi vũ trường mỗi lần về phép.
Ngược với ba, mẹ tôi thương anh nhất. Chị tôi nói chắc tại mẹ sợ mất anh một lần nữa như anh hai vì tính anh không những ngang bướng mà còn táo bạo nữa.
Rồi có một thời gian rất là lâu anh không về phép nữa, tối nào cũng thấy mẹ tôi lên phòng thờ, thắp nhang bàn Phật, nước mắt chảy dài. Tôi chỉ đi theo, đứng nhìn mà không dám hỏi tại sao. Lúc anh về lại anh không còn vui kể đủ thứ chuyện như trước nữa, tôi thấy mặt anh trầm và buồn mặc dầu anh vẫn chở tôi đi ra Sài Gòn ăn kem. Lúc đó tôi cũng không dám hỏi, chỉ thấy anh ít vui hơn. Sau này lớn tôi mới biết lúc đó anh đi đánh trận Hoàng Sa về. Và anh cũng chẳng bao giờ kể cho ai nghe nữa.
Mẹ tôi sau đó vẫn tối nào cũng thắp nhang bàn Phật. Có lần tôi hỏi sao anh ba “kỳ kỳ” vậy, mẹ tôi chỉ nói “tại bạn hắn chết nhiều”.
Ngày 30.4.75 anh ba tôi vẫn còn trong căn cứ và về nhà lúc giữa đêm. Mẹ tôi vừa mừng vừa khóc và từ đó mẹ tôi khóc tiếp vì anh cho đến khi anh vượt biên được năm 1979, sáu tháng sau khi ra tù.
Khi ra tù về lúc đó tôi thấy anh “kỳ” thiệt ngoài ra trên hàm răng cửa anh chỉ còn mấy cái và thấy méo mó khi anh cười và cái cười không như tôi nhớ nữa. Anh trở nên trầm lặng và dể cáu kỉnh. Anh cũng không chở tôi ra Sài Gòn chơi nữa, mà đúng ra lúc đó đâu còn gì nữa để vui và chơi. Từ từ tôi bắt đầu thấy sợ sợ anh và nhất là những lúc anh nói chuyện nhỏ với ba và mẹ tôi, mặt ba và anh tôi lúc đó đăm chiêu và nước mắt mẹ tôi cứ chảy hai hàng. Tôi lúc đó khoảng 12 tuổi chỉ hiểu là có chuyện gì qua trọng lắm hay sắp có thảm hoạ xảy ra, nhưng mà sao hoài vậy?! Sau này tôi mới biết là đó là bàn chuyện vượt biên của anh ba và anh năm.
Tối ngày nào đó anh ba dẫn anh năm đi, tôi thức dậy, chỉ nghe kịp anh ba nói với mẹ tôi “con đi nha mạ”, không ngủ lại được tôi chỉ thấy nước mắt mẹ tôi lại chảy hai hàng rồi lên thắp nhang. Hôm sau tôi chỉ được biết là hai anh tôi đi thăm cậu ở Đà Lạt. Khoảng một thời gian dài sau có người bưu điện tới phát điện tín và lần đầu tiên tôi thấy mẹ và cả ba tôi vừa khóc vừa cười (chưa bao giờ tôi thấy ba tôi khóc). Người cuối cùng được đọc điện tín là tôi, chỉ có một câu vỏn vẹn “con tới nhà cậu rồi”. Lúc đó tôi nghĩ trong đầu “có vậy và cũng rùm beng!”
Bây giờ với hai đứa con, tôi cũng chưa hiểu được từ đâu mẹ và ba tôi từ đâu có sức chịu đựng những mất mát như vậy.
Một năm sau tôi và anh kế vượt biên, gặp lại anh ba và anh năm ở Đức, anh ba tôi vui vẻ lại một phần nào khi trước 75, đi làm với anh năm đủ thứ việc để giúp hai đứa em nhỏ và tìm cách gởi đồ về cho gia đình mỗi tháng và anh ba giống như kim chỉ nam trong chuyện học hành và cư xử. Mặc dầu anh không giúp được gì nhiều trong chuyện học nhưng hướng đi và cách cư xử anh lúc nào cũng khuyên nhủ, nhắc nhở, không được thì… “quyền huynh thế phụ”! Và những cuối tuần được dắt đi chơi lại có lại, nhưng anh kể chuyện nhiều hơn, chuyện trong thời lính, chuyện lúc đi tù, những cách khủng bố tinh thần và thể xác trong tù, những cách làm cho bạn tù chỉ điểm và đấu tố nhau. Anh kể nhờ có đọc truyện “Tầng Đầu Địa Ngục” của Solzhenitsyn nên anh không bị mắc bẩy. Sau đó anh vào tiệm sách mua cho tôi cuốn truyện đó bằng tiếng Đức (Gulag).
Chỉ có một chuyện anh không bao giờ kể rõ và tìm cách cho qua khi tôi hỏi là lúc anh đánh trong trận Hoàng Sa. Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết và sẽ không bao giờ biết vì anh ba đã mất cách đây vài năm.
Tôi nghĩ đó là vết tì rất lớn trong tâm hồn anh.
Trong hai người anh lớn, tôi chỉ biết anh ba tôi, vì anh hai tôi tử trận năm 1969, khi tôi mới được hai tuổi. Tất cả những gì tôi biết về anh hai chỉ là những mẩu chuyện mẹ tôi kể (không bao giờ hết!) và những tấm hình đã hoen ố của anh trong đồng phục lính, trong quân trường Đồng Đế và lúc anh ẵm tôi trước khi nhập ngũ lúc 20 tuổi.
Ngược lại, anh ba tôi là một người thật là đặc biệt đối với tôi vì anh không bao giờ la tôi mà lại bao che cho tôi khi bị 2 người chị lớn la thậm tệ khi lười học hay phá. Và đặc biệt hơn là lúc nào khi về phép anh lúc nào cũng chở tôi ra bến Bạch Đằng chỉ cho tôi coi những tàu chiến và kể cho tôi nghe trong đó có gì. Tôi chỉ nhớ là tôi nể và mê chiếc tàu 505 lắm. Sau đó anh dẫn tôi đi ăn kem, mua thật nhiều truyện hình Lucky Luke hay coi xi nê. Một lần anh còn mặc quân phục trắng hải quân (tôi cũng mê luôn!) hỏi tôi muốn lên một chiến hạm coi chơi không. Tôi nhớ còn nghi ngờ anh chọc tôi thì thấy anh đi lại nói gì với mấy người thủy thủ gác ở đó, rồi vẩy tay kêu tôi lại, dắt tôi lên tàu đi một vòng. Từ đó anh ba tôi là người hùng, thiên thần đối với tôi.
Nhưng với ba tôi anh là nổi lo lớn nhất vì (theo lời mẹ nói) tánh anh ngang tàng và bướng bỉnh. Mẹ tôi nói cũng vì vậy mà lúc nào cũng nằm lon trung uý, anh cải lại, tại anh không thèm lên lon! Lúc đó khoảng sáu hay bảy tuổi ngồi “hóng” chuyện tôi thấy anh ba tôi đúng, người hùng là phải ngang tàng, không thèm chứ không phải không muốn. Và anh là người duy nhất trong nhà đi chơi về khuya. Mẹ cằn nhằn anh đi khuya (tôi thường nghe vì còn được ngủ với mẹ) thì anh ưa vừa cười vừa nói “con vượt bao hải lý bây giờ con mới được lắc lư con tàu đi”. Sau này lớn anh mới kể là anh thường đi vũ trường mỗi lần về phép.
Ngược với ba, mẹ tôi thương anh nhất. Chị tôi nói chắc tại mẹ sợ mất anh một lần nữa như anh hai vì tính anh không những ngang bướng mà còn táo bạo nữa.
Rồi có một thời gian rất là lâu anh không về phép nữa, tối nào cũng thấy mẹ tôi lên phòng thờ, thắp nhang bàn Phật, nước mắt chảy dài. Tôi chỉ đi theo, đứng nhìn mà không dám hỏi tại sao. Lúc anh về lại anh không còn vui kể đủ thứ chuyện như trước nữa, tôi thấy mặt anh trầm và buồn mặc dầu anh vẫn chở tôi đi ra Sài Gòn ăn kem. Lúc đó tôi cũng không dám hỏi, chỉ thấy anh ít vui hơn. Sau này lớn tôi mới biết lúc đó anh đi đánh trận Hoàng Sa về. Và anh cũng chẳng bao giờ kể cho ai nghe nữa.
Mẹ tôi sau đó vẫn tối nào cũng thắp nhang bàn Phật. Có lần tôi hỏi sao anh ba “kỳ kỳ” vậy, mẹ tôi chỉ nói “tại bạn hắn chết nhiều”.
Ngày 30.4.75 anh ba tôi vẫn còn trong căn cứ và về nhà lúc giữa đêm. Mẹ tôi vừa mừng vừa khóc và từ đó mẹ tôi khóc tiếp vì anh cho đến khi anh vượt biên được năm 1979, sáu tháng sau khi ra tù.
Khi ra tù về lúc đó tôi thấy anh “kỳ” thiệt ngoài ra trên hàm răng cửa anh chỉ còn mấy cái và thấy méo mó khi anh cười và cái cười không như tôi nhớ nữa. Anh trở nên trầm lặng và dể cáu kỉnh. Anh cũng không chở tôi ra Sài Gòn chơi nữa, mà đúng ra lúc đó đâu còn gì nữa để vui và chơi. Từ từ tôi bắt đầu thấy sợ sợ anh và nhất là những lúc anh nói chuyện nhỏ với ba và mẹ tôi, mặt ba và anh tôi lúc đó đăm chiêu và nước mắt mẹ tôi cứ chảy hai hàng. Tôi lúc đó khoảng 12 tuổi chỉ hiểu là có chuyện gì qua trọng lắm hay sắp có thảm hoạ xảy ra, nhưng mà sao hoài vậy?! Sau này tôi mới biết là đó là bàn chuyện vượt biên của anh ba và anh năm.
Tối ngày nào đó anh ba dẫn anh năm đi, tôi thức dậy, chỉ nghe kịp anh ba nói với mẹ tôi “con đi nha mạ”, không ngủ lại được tôi chỉ thấy nước mắt mẹ tôi lại chảy hai hàng rồi lên thắp nhang. Hôm sau tôi chỉ được biết là hai anh tôi đi thăm cậu ở Đà Lạt. Khoảng một thời gian dài sau có người bưu điện tới phát điện tín và lần đầu tiên tôi thấy mẹ và cả ba tôi vừa khóc vừa cười (chưa bao giờ tôi thấy ba tôi khóc). Người cuối cùng được đọc điện tín là tôi, chỉ có một câu vỏn vẹn “con tới nhà cậu rồi”. Lúc đó tôi nghĩ trong đầu “có vậy và cũng rùm beng!”
Bây giờ với hai đứa con, tôi cũng chưa hiểu được từ đâu mẹ và ba tôi từ đâu có sức chịu đựng những mất mát như vậy.
Một năm sau tôi và anh kế vượt biên, gặp lại anh ba và anh năm ở Đức, anh ba tôi vui vẻ lại một phần nào khi trước 75, đi làm với anh năm đủ thứ việc để giúp hai đứa em nhỏ và tìm cách gởi đồ về cho gia đình mỗi tháng và anh ba giống như kim chỉ nam trong chuyện học hành và cư xử. Mặc dầu anh không giúp được gì nhiều trong chuyện học nhưng hướng đi và cách cư xử anh lúc nào cũng khuyên nhủ, nhắc nhở, không được thì… “quyền huynh thế phụ”! Và những cuối tuần được dắt đi chơi lại có lại, nhưng anh kể chuyện nhiều hơn, chuyện trong thời lính, chuyện lúc đi tù, những cách khủng bố tinh thần và thể xác trong tù, những cách làm cho bạn tù chỉ điểm và đấu tố nhau. Anh kể nhờ có đọc truyện “Tầng Đầu Địa Ngục” của Solzhenitsyn nên anh không bị mắc bẩy. Sau đó anh vào tiệm sách mua cho tôi cuốn truyện đó bằng tiếng Đức (Gulag).
Chỉ có một chuyện anh không bao giờ kể rõ và tìm cách cho qua khi tôi hỏi là lúc anh đánh trong trận Hoàng Sa. Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết và sẽ không bao giờ biết vì anh ba đã mất cách đây vài năm.
Tôi nghĩ đó là vết tì rất lớn trong tâm hồn anh.