add this

Thursday, October 2, 2014

hoài niệm, nostalgie, Jean Murat

Time and space


hoài niệm

Jean Louis MURAT … nostalgique …

Năm 1835, danh từ nostalgie xuất hiện lần đầu tiên trong tự vị của Hàn Lâm Viện Pháp mang ý nghĩa: một căn bệnh gây nên bởi ước muốn, thiết tha mãnh liệt, trở về cố hương. Năm năm sau, Chateaubriand cho nó một định nghĩa khác biệt: Nostalgie là lòng nhớ tiếc sinh quán. Ngày nay nostalgie là một tình cảm nhớ thương những thời xa xưa hay những nơi xa cách không còn thấy. Đi kèm vào đó là những cảm tình dịu êm dành cho những hình ảnh đẹp đẽ. Thương nhớ thời thơ ấu luôn luôn là những đề tài nostalgie trong đời sống của chúng ta.
Trong cuốn Le Mythe de Sysiphe, Albert Camus đã quả quyết: Tư tưởng của một người trước tiên là nostalgie của người ấy. Trong lúc ấy, Grégoire Lacroix viết: thiên hạ bắt đầu tuổi già khi có nostalgie về những khoảng đời đã qua.
Chữ nostalgie được giữ nguyên theo các định nghĩa khác nhau vì nó vừa là hoài hương, hoài cổ, hoài niệm. Nhưng thật sự, cái ‘hoài' nào cũng mang tính chất thời gian và không gian cùng tình cảm riêng mỗi người (vui buồn thương ghét).

En 1835 le mot « nostalgie » apparaît pour la première fois dans le dictionnaire de l’Académie Française : « Maladie causée par un désir violent de rentrer dans sa patrie ». En 1840 CHATEAUBRIAND lui donne une signification toute autre : « La nostalgie est le regret du pays natal ».  De nos jours la nostalgie est un sentiment de regret du temps passé ou des lieux disparus. On y associe des sentiments agréables, de belles images. Le regret de l’enfance est bien souvent le principal sujet de nostalgie de notre vie à tous.
Dans « Le mythe de Sisyphe » Albert CAMUS clame : « La pensée d’un homme est avant tout sa nostalgie ». L’écrivain Grégoire LACROIX écrit : « On commence à vieillir quand on a la nostalgie des moments qui n’ont jamais existé ».

Jean-Louis Murat sinh năm 1952. Tuy đang phải làm đơn xin gia nhập hội thất thập, nhạc sĩ Pháp nêu vài hoài niệm phần nào xa gần đến lớp tuổi cao niên người Việt.
Trước hết xin xem tấm hình nầy và đoán là cái chi? Một bức tranh không tên? Một tấm giấy để chùi màu còn dư trên các cây cọ? v.v…

buvard

Đây là tờ giấy thấm, giấy dậm, giấy chậm. Các bạn còn nhớ màu hồng rất lạc quan của tuổi trẻ. Tên thứ nhất diễn tả việc hút mực, hai tên kia diễn tả hành động dùng giấy hút mục, dậm hay chấm xuống chữ còn ướt.
Thế kỷ 17, một người làm công không trộn đủ keo vào thùng bột nhão làm giấy. Giấy làm ra mềm nhủng, chỉ có việc vất đi. Ông bị đuổi. Nhưng hôm sau chủ nhân thấy cái “dụng” hút mực không cho chữ lem nhòe. Từ đó giấy thấm được phát minh: Blotting paper. Người Pháp gọi là buvard; có lẽ từ động từ boire (uống) như buvette là quán nhậu.
‘Bàn’ dậm thì kiểu cách hơn, ngày nay vẫn có người mua ‘on line’ 14E.

Về mực, hầu như các trang ảo không dùng chữ rất thông thường ở VN  thời xưa là "gô đê" (godet). Cái gô đê thiệt là khổ, lè kè đem theo đến bàn học bỏ vào chỗ khoét tròn mới yên tâm. Một thời trường Nam Giao có bàn mới và gô đê bằng kim loại gắn sẵn, cụ cai thêm mực mỗi ngày. Chỉ trong một tháng thì không còn chi nữa, lại gô đê lè kè tiếp.

porte plumeencrier


Những chi tiết trên đây của Jean Louis Murat, theo thiển ý, không hấp dẫn bằng hai hình dưới đây:



Plumes.jpg
ngòi viết muỗng


Ngòi lá tre có cái tên rất le lói: (plume) officielle, chính thức, của chính quyền…Sau một  thời gian quá cực khổ với lá tre rách giấy, học sinh được dùng viết muỗng, to hơn nhiều mực hơn, chạy trơn hơn vì không có đầu bén.
Lên lớp nhì, tôi được mua thêm loại mới là viết lép mạ kền, không rét mục như hai thứ kia, mà còn cứng viết rất nhanh. Lên trung học, tôi vẫn viết thứ nầy. Thầy Tôn Thất Đào yêu cầu mua thêm ngòi viết rông (ronde) và ngòi ba tông (baton) để vẽ. Ngòi ba tông có đầu viết to bằng hột gạo, tròn vo để viết những chữ không nét như cây gậy ba tông. Ngòi viết rông thì trái lại, kiểu cọ uốn éo ….

lot de plumes
ngòi viết lép thứ hai từ phải

No comments:

Post a Comment