La Moldau
Vltava, La Moldau, The Moldau, Die Moldau
Bedrich Smetana
Thông thường cả sáu đoạn được trình diễn chung một lần, ngoại trừ phần thứ hai "Dòng Sông La Moldau".
Nói đến Smetana, người ta nghĩ ngay đến La Moldau cũng như Bolero với Ravel. Hằng năm vào mùa xuân, thủ đô Prague đều trình diễn tuyển tập Ma Vlast.
Smetana (1824-1884) cũng bị điếc như Beethoven nhưng ông vẫn sáng tác. Smetana dùng những giai điệu quê nhà đưa vào nhạc cổ điển (rất có thể ông theo đường của Beethoven trong Pastorale). Việc dùng di sản địa phương đã ảnh hưởng các tác giả cùng thời như Dvorak... ngày nay danh cầm kiêm soạn nhạc gia Thổ Nhĩ Kỳ Fasil Say đi theo lối nầy và đã viết xong hòa tấu khúc Istambul, rất chi là Thổ Nhĩ Kỳ. Giữa Smetana và Dvorak, ai là người đại diện cho nền âm nhạc Tiệp? Tùy người. Ở Mỹ, khuynh hướng chung chấm Dvorak, có lẽ vì tác giả nầy thích Châu Mỹ và đã soạn hòa tấu khúc The New World.
La Moldau (Vltava) là con sông dài nhất của Tiệp và chính là mạch sống của xứ nầy, nghĩa đen và nghĩa bóng. La Moldau bắt nguồn từ rừng Bohemia để rồi chảy qua thủ đô với chiều dài 31 cây số.
Đây là lời Smetana về La Moldau:
"Khúc nhạc diễn tả dòng nước Vltava khởi đầu từ hai suối nhỏ: suối nước nóng và suối nước lạnh cùng tên Vltava cho đến nơi hai nhánh nhập một thành dòng sông duy nhất. Vltava chảy qua các cánh rừng, các đồng nội; giữa phong cảnh đẹp tươi ấy, đang diễn ra lễ cưới của một nông dân; cũng là nơi thiên nhiên chứng kiến khúc luân vũ của các thủy nữ dưới ánh trăng; và cạnh đó nghiêng mình trên những khối đá chơ vơ là những lâu đài, những dinh thự kiêu hãnh cùng những kiến trúc hoang phế bơ vơ. Dòng Vltava cuộn nhanh lao mình vào thác St John, trước khi rộng mở vòng tay và đi vào Prague, ngang qua lâu đài Vysehra; rồi Vltava uy nghiêm biến mất ở vùng xa thẳm, nhập chung với Labe (tức sông Elbe, Đức)".
Xin nêu hai link La Moldau (hát và hòa tấu) cùng một link cả tuyển tập Ma Vlast.
La Moldau, Nausicaa, Luc Arbogast
No comments:
Post a Comment