add this

Sunday, September 21, 2014

sonate của beethoven và đau thương của nàng

sonate ca beethoven......và đau thương ca nàng



sonate ca beethoven...
tôn tht tu

Ta chém xung phiếm ngà nhng đau thương gin d
nh
ư khi màu em ném xung bc chân dung
r
i tung bn xa b khung vi
nào khác chi bi th
ương rt khi ý đơn thun.

Ta d
o nhc cho bình hoa khô nước
th
 tiếng đàn cho hoang di rng sim
ta kh
 hát cho đàn tiên khc kh
ép thân mình d
ưới lp la dày sơn.

Ta t
ĩnh vt do chơi mt hành âm lm lit
tay ta què, qu
p quéo ngón xương trơ
nh
ưng hơi nhc xuyên mây dy sóng
chém vào 
đời nhng đau đớn xa xưa.

Ta tìm em cho ta xin b
c ha
nh
 kèm theo nhng ht mc bay xa
nh
ư thương cm rt khi ý đơn thun.
Ta s
 tu mt hành âm sonate.---



...và đau thương ca nàng

Khoảng giữa 1991 từ Santa Ana tôi về San Diego dự tiệc cưới của một người cùng họ trong cái gia đình to lớn rời rạc, hoàng gia ở Huế. Tôi bảo lãnh hai chị em từ Hongkong bằng cách ký một tờ giấy cho hợp lệ nạp cho USCC. Đến Mỹ họ sinh sống riêng rẻ, ít liên lạc với tôi, ai mô sống nấy. Chính vì thế tôi rất mừng họ không liệt kê tôi vào danh sách gia đình để được giới thiệu trước khi ăn uống. 

V
ì vậy tôi tự do đi tìm một chỗ trong khu nhà lá. Tình cờ, bàn kia có chỗ trống mấy người ngồi trước đều quen biết, gồm gia đình một vị cao niên. Hồi ở San Diego tôi hay đến nhà chơi. Và tôi cũng có dịp làm quen với người con gái lớn trong gia đình. Cô ta đang học đại học nhưng sở thích là hội họa. Tuy qua Mỹ lúc còn rất bé, cô nói và đọc tiếng Việt không kém ai. Tôi cũng thường trao đổi những quan điểm về nghệ thuật và thi ca. Riêng về phần cô ta, cô thích vẽ chân dung. Tôi có xem và bình phẩm, lắm lúc chỉ loẹt quẹt mấy câu lấy lệ. 


Hôm ấy cô cũng dự tiệc với bố mẹ. Nhờ khu nhà lá xa ban nhạc, thực khách có thể nói năng và nghe nhau khá dễ dàng. Sau khi cho cô ta biết dạo ấy tôi không viết lách gì, tôi hỏi về các họa phẩm mới của nàng. Lúc ấy người ta đến chào bàn móc túi; cô không trả lời. Hai họ đi rồi, cô nói cô cũng không vẽ vời gì vì bận học.

Nhưng tháng trước, cùng lúc có tin đám cưới nầy, cô cố vẽ chân dung của một người, vẽ hoài không được. Hình ảnh người đó cứ chập chờn. Đến lần cố gắng thứ tư, cô nổi nóng quẳng cả khối màu trộn sẵn vào khung vải. Cô nói tiếp: tôi thấy nhẹ nhàng tuy nước mắt chảy không hay, tôi chỉ vào khung vải nói 'đấy, hình ảnh của anh, em đã vẽ xong'.

Chào bàn có nghĩa là khách bắt đầu ra về. Mà chỗ tôi ngồi lại nằm ở góc xó tức là tiệc tàn. Tôi cáo từ, nại cớ đường xa. Từ đó đến nay tôi không bao giờ gặp lại nữ họa sĩ ấy.
Trên đường về tôi thấy dễ dàng rằng người cô muốn vẽ là người rất thương mến (hình ảnh của anh, nước mắt). Còn chập chờn có nghĩa là xa lạ không rõ phải không. Tôi chứng nghiệm trái lại. Tự nhìn mình là một trong những phương pháp của triết học. Tôi thấy cái chập chờn ấy. Tôi có vợ và ba con ở VN lúc đó. Tôi yêu mến tất cả nhưng không bao giờ tôi hình dung được khuôn mặt của vợ tôi nhưng lại thấy hình ảnh các con rất rõ. Cái có thể gọi là "duy hoảng duy hốt" đến với tôi khi tôi nghĩ đến mộ mẹ tôi ở Huế.


Tôi không có ảo tưởng người trong bức họa là tôi, nhưng phải viết (bài Sonate nầy) sao để cho mình không nằm bên ngoài ý tưởng của nàng. Tôi chỉ tiếc một điều: không có cơ hội nói với cô ta về những giọt mực bay xa. Những gì ta không nói ra được hoặc giữ trong im lặng là những điều đáng nói nhất và tự nó nó cũng nói rất nhiều, trong nghệ thuật, triết học và cả tôn giáo.


K
hi đến trong vùng sóng FM của Los Angeles, cái radio trong xe phát một piano sonata 29 của Beethoven, nó cho tôi suy cảm để viết bài nầy. Tính chất lẫm liệt (fougueux) nhiều  hơn những phút nhỏ nhoi e ấp nhưng vẫn giữ đối thoại giữa đau thương và hoan lạc; giữa ước mô và thất vọng. Tôi cứ tưởng mình đang chém xuống phiếm ngà những đau thương giận dữ, những đau thương của nàng. ttt

Beethoven Hammerklavier Piano Sonata 





No comments:

Post a Comment