add this

Thursday, September 25, 2014

sen đỏ, thiền ơi là thiền!


sen  đỏ
tôn thất tuệ

 
Gió mời sương đến đọng
ngọc cành sen.
Gió rung thân hoa rụng
ngọc trầm hồ.
Nhụy vàng trong tay đỏ
áo đỏ.
 
Gió vỗ bờ rêu
gợn sóng hồ xanh
lung linh cành sen đỏ
rơi rụng giọt sương mai.
 
Sương mềm êm lướt lá
buông nhẹ vỡ gương trăng
nước biếc ôm giữ sương
sen đỏ đứng lặng thinh.- 




thin ơi là thin
Tôi có một kỷ niệm buồn cười về bài Sen Đỏ mà tôi hầu quý bạn trên đây. Tôi viết khi thấy một cô bạn trong trại tỵ nạn mặc chiếc áo đỏ do mấy ông từ thiện vào giảng đạo đem cho vài tuần trước. Chuyện viết bài nầy có Nhật Ngân (Tôi Đưa Em Sang Sông đã qua đời)) làm chứng.
Mấy năm sau trong một dịp ăn uống cộng đồng lưa thưa, tôi ngồi chung bàn với mấy người đã quen và chưa quen. Có người bảo tôi lên sân khấu ngâm nga ca kệ, khôi hài trắng đen, la hét hay hò vè. Quả tình thì tôi cũng tròm trèm viết lách nhưng không nhớ đã viết gì; cần đọc thì ngồi bóp trán nhớ chừng nào hay chừng ấy. Tôi lấy giấy ghi lại bài Sen Đỏ nầy để trả nợ quỷ thần.

Khi tôi về chỗ cũ, một bà xin tôi tờ giấy ấy và ngõ ý muốn đăng trên một nội san của một nhóm tu học vì theo bà, bài nầy rất thiền. U chu cha mẹ ơi, thiền là cái chi chi? sinh mi để làm chi? Thiền ơi là phiền. Không biết từ chối cách nào, tôi bèn giả vờ đổ ly cô ca lên tờ giấy nát, tôi cũng rút lui âm thầm. Giá như bà ấy nói bà ở gần hồ sen muốn có bài viết về sen thì tôi vô vàn sung sướng đưa tay dâng hiến. Nhưng mà thiền, trời ơi khổ quá. Sao mà khổ đến thế? Vô thần à? hay bị đá đít bởi một thiền sinh xinh đẹp?
Tôi không bị phụ tình bởi một thiền sinh xinh đẹp. Nhưng quả thật một nữ thiền sinh ăn nói ngọt ngào đã dạy tôi mấy bài thiền với kết quả như sau.

Bài số 1: Cô nói: thiền tức là đói ăn khát uống. Tôi như mở cờ trong bụng, đói ăn khát uống là giấc mơ của tôi trong tù cải tạo, giấc mơ của vợ con tôi, của cả hơn nửa nhân số trên địa cầu. Cô giảng thêm ý nghĩa là tự nhiên không bị ràng buộc. Thằng ba lém trong tôi đã dở trò phụ họa: yêu ai thì bảo là yêu, ghét ai thì bảo là ghét cô hí.
Như một bản năng tự vệ, thiền sư của tôi nguýt một cái rất dài mà con mắt có đuôi. Không có tình ý gì, trái lại tôi hiểu là lời quở trách rất luân lý.
Bài học chưa xong. Cô tiếp:


Đạt tới thiền là đạt đến cảnh giới cao quí, ý thức toàn diện, để giúp ta đến đó và sống trong tinh thần đó, ta phải ý thức mọi hành vi của ta từ nhỏ đến lớn như ăn uống, cười....Cho nên mỗi hành vi đó có mấy câu kệ đọc nhẫm hay đọc to trước khi hành động.
Cô mở túi xách (bà nào không có túi xách) lấy ra một xấp giấy dày chừng nửa phân tây (cm) cở như danh thiếp (business card). Cô kéo ra như cây đàn accordeon. Mỗi ngấn có chữ viết; sau tôi biết mỗi ngấn là một bài kệ. Cô nói đây là những bài kệ thơ tuyệt tác do một thầy lừng danh, không biết thầy là có thể xuống địa ngục chín chục tầng. Tôi muốn biết ngay cái chi nơi xấp giấy nhún nhún ấy. Còn biết thầy để khỏi xuống âm ty thì tính sau.Thủng thẳng chi mà vội rứa.
Kệ nầy cho việc ăn, kệ nầy cho việc uống, kệ nầy cho việc cười, trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy...


Cô không đọc hết, tôi nghĩ phải đến cả chục ngàn bài mới đủ cho các hành động của con người: ngủ, rửa tay, những việc thầm kín không muốn ai thấy...Cô theo phương pháp giảng dạy thính thị nên có in ra một tờ giấy và cho biết chỉ sơ sơ mấy món ăn chơi thông dụng.
Cô mời tôi ăn cái bánh trái cây. Ăn chứ, đói ăn khát uống đúng như thiền. Ăn xong tôi chạy ra ngoài ngưỡng cửa ói ra mật xanh mật vàng, cái bánh ấy, và cả tô bún bò nạp khẩu khi mới đến. Cô bạn thấy vậy chạy ra, rất êm dịu, rất womanly hỏi tôi có sao không, trúng gió bất thường à, kêu cấp cứu 911 hí.


T
ôi bình tĩnh đáp:
Không, tôi thọc cổ cho ói mửa cái bánh ra, nhưng chẳng may tô bún cũng ra luôn. Tôi tiếc tô bún ngon quá, nó vô tội, chỉ có cái bánh là có tội. Tôi ăn tô bún như kẻ ngu, chưa có ánh sáng thiền, chưa được khai mở. Còn cái bánh tôi ăn sau khi đã được cô cho bài kệ trên giấy, thế mà tôi không đọc để cho cái thằng ham ăn trong người nhảy ra như chó nhảy bàn độc xực hết một cách vô liêm sĩ. Tôi muốn trị thằng có tội bánh mà thằng vô tội bún cũng ôm xô chịu chết.
Nay rày, khi tôi gặp cô mà cô không cười tôi không trách vì biết cô đang đọc kệ; mà nhỡ cô có đi thẳng ra xe hoặc đi luôn, tôi biết cô quên câu kệ trong xe hay tận nhà nên chạy đi tìm rồi cười sau. Đời còn dài mà. Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân tiếu mổ gia?


T
rên đường về tôi nghĩ sẽ gặp lại hỏi người nầy có câu kệ hôn hay không. Chẳng phải vì muốn tìm tòi học hỏi mà để dùng một cách trật búa trật sên. Hy vọng có, và tôi sẽ dùng thế nầy. Nếu có ai không sợ phung hủi mà cho tôi hôn bàn tay, tôi hôn. Xong tôi làm bộ ăn năn, đấm ngực, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi. Người đẹp sẽ hỏi vì sao; tôi nói quên đọc câu kệ và xin nàng cho tôi cơ hội đọc và hôn thêm lần nữa cho đúng bài bản. Rứa là được hôn thêm lần nữa.

Thiền là giải phóng những bức bách vô lối, sao lại đeo thêm trăm ngàn câu kệ vào người, như đeo thêm trăm ngàn cái gông. Chẳng khác chủ thuyết vô tưởng tin một nền độc tài tuyệt đối trước hết lấy mất tự do rồi tự giải tán để trả lại hoàn toàn tự do. Họ quan niệm những bài kệ ấy là xà bông bỏ vào tẩy cái ngu si như đảng nắm trí tuệ siêu việt sẽ giải tán, cũng như thiền sư sẽ xả bỏ bột giặt trả lại áo quần trắng thơm. Tôi không dám luận bàn, mà chợt nhớ một câu trong Kinh Niết Bàn:
người tĩnh thấy đời đảo điên biết đời đảo điên; kẻ say thấy đời không đảo điển mà nói đời đảo điên.


(Trong nhiều pháp môn, tu sĩ phải thuộc nhiều câu chú, đọc tụng trước khi làm một công việc gì; họ tu theo những những mục đích khó khăn. Ở đây tôi chỉ nói đến cái tự nhiên mà các thiền sư diễn tả qua câu: đói ăn khát uống, như một điểm sáng chói vô song của hệ phái).

Bài số hai. Vấn đáp. Tôi hỏi, cô ấy trả lời.
Vấn: tu thiền để làm gì?
Đáp: để thấy tánh không?
Vấn: thấy tánh không làm gì?
Đáp: để thành Phật
Vấn : thành Phật để làm gì?
Đáp : ......

Nói rứa chớ tôi cũng không trở lui hỏi câu kệ hôn ra làm sao. Vài ba tháng sau bài học số một về kệ nói trên, tôi gặp cô thầy trên phố Bôn Xa.Tôi quên không biết cô cười ngay hay mất cả phút đọc kệ. Cô mời tôi đi ăn. Tôi nghĩ bậy rằng cô muốn đền tôi tô bún đã bị tôi cho ra khỏi thân xác như trong câu chuyện trên. Ngồi giữa chợ thì lắm chuyện nói, nhiều ông bà nhảy vào nói v.v...tuy vậy tôi cũng có dịp hỏi mấy câu trên.


Đến câu "thành Phật để làm gì?" cô không vui ra mặt, đứng dậy ra quày trả tiền, chào tôi qua loa cũng giống như hết giờ chuông Khải Định đánh, trống Đồng Khánh đánh, thầy đi đường thầy, trò đường trò. May mà tôi không cao hứng phá chấp kiểu ngài tổ chẻ tượng mà hỏi: thành phật làm cái quái gì? May quá nếu hỏi thế thì không khéo cái tô bay lên đầu.

Nếu cô thầy của tôi đã không nói gì mà vui tươi, tôi đã được câu trả lời tuyệt vời. Sự im lặng ấy mở đường cho tôi vào vùng đất của trực nghiệm tâm linh. Ngày xưa có những câu hỏi Phật im lặng không trả lời, cũng như Lão Tử ngoãnh mặt đi trước câu hỏi tương tự (trong một dịp khác Lão Tử viết: đạo khả đạo bất thành đạo).
Đàng nầy cử chỉ không vui của cô làm tôi mang mặc cảm tội lỗi, vì tôi, có tôi mà cô phải không vui. Nhân, duyên cũng thế thôi.

Lần nầy, kể ra rứa mà tốt, tôi vẫn giữ trong người mấy cuốn chả giò, mấy khúc chạo tôm và tô xủi cảo nhỏ; khác với số phận tô bún bò lần trước. Đói ăn, khát uống. Đời cần ăn cần uống, cần hơn những câu kệ gông cùm.-



Zen Center Vancouver flower



No comments:

Post a Comment